Dạo bước ở Mandalay cổ kính và thơ mộng

Khi đến cố đô Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar sau Yangon, du khách nước ngoài luôn bị hút hồn với những công trình kiến trúc cổ kính thấm đẫm tinh thần Phật giáo cùng nhịp sống hiền hòa của người dân.

Bình minh trong sương mờ bao phủ Mandalay

Bình minh trong sương mờ bao phủ Mandalay

Nhiều du khách lựa chọn lộ trình khám phá các địa điểm nổi tiếng của Mandalay bắt đầu bằng tu viện Shwenandaw được xây dựng trong thế kỷ 19 bởi vị vua Mindon (1853-1878).

Tu viện Shwenandaw được làm hoàn toàn từ gỗ tếch nhuốm màu thời gian huyền bí với nhiều lớp chạm khắc kể về những câu chuyện khác nhau trong lịch sử huy hoàng của dân tộc Myanmar

Nhiều hình chạm khắc đã phai mờ theo thời gian

Hành lang bằng gỗ chạy bao quanh Shwenandaw

Sàn tu viện Shwenandaw được đặt trên các trụ cột bằng gỗ tếch bao gồm 15 cột hướng đông bắc và 10 hàng cột hướng tây nam, toàn bộ 150 cột trụ đều được đặt trên tòa sen cách điệu

Không chỉ du khách nước ngoài mà người dân địa phương cũng thường xuyên đến thăm viếng Shwenandaw

Công việc bảo tồn, phục hồi, thay thế những tấm gỗ đã mối mọt, hư hỏng vẫn diễn ra liên tục ở Shwenandaw.

Một nhóm thợ chạm khắc lại những tấm gỗ cần thay thế

Thiền viện Atumashi nằm cạnh tu viện Shwenandaw không chỉ là nơi tu tập của hàng nghìn tu sĩ mà luôn đón các đoàn học sinh trong vùng tới tham quan

Những con rối truyền thống thể hiện nền văn hóa đặc sắc, đa dạng của Myanmar

Là nơi chứa bộ sách bằng đá lớn nhất thế giới, chùa Kuthodaw đem lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách thay vì vẻ trang nghiêm, u tịch của một địa điểm tôn giáo.

Chùa Kuthodaw gồm đền, hơn 700 tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch trắng cao 1,5 m, rộng 1 m ghi chép lại kinh Phật

Ngôi chùa còn được nhiều cặp uyên ương chọn làm nơi chụp ảnh cưới

Vườn bảo tháp, nét đặc trưng của nhiều công trình tôn giáo lớn ở Mandalay cũng như Myanmar

Toàn cảnh Mandalay từ đỉnh đồi Mandalay

Cung điện hoàng gia Mandalay là địa điểm không du khách nào muốn bỏ lỡ để khám phá nơi ở 2 vị vua cuối cùng của Myanamar. Cung điện có hệ thống tường thành dài 2 km, cao 8 m, dày 3 m, với 48 bệ phóng pháo cùng hào nước rộng 64 m, sâu 4,5 m bao quanh.

Bên trong cung điện có các tòa nhà khác nhau: tháp đồng hồ, tháp răng xá lợi, Tòa án tối cao, Hoàng lăng mộ, Đại sảnh khán giả, phòng ngai sư tử, cung điện thủy tinh...

Nhiều tòa nhà trong cung điện Mandalay được phục dựng vào năm 1990

Được xếp hạng là một trong 12 địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất trên thế giới, Cầu U Bein được người dân trong khu làng cổ Amarapura xây dựng từ năm 1800 từ hàng nghìn tấm ván gỗ tếch, 1.068 trụ cột, dài 1,2 km.

Cầu U Bein được coi là cây cầu gỗ tếch dài nhất thế giới

Hàng ngày, người dân, sư sãi hai bên bờ hồ Taungthaman vẫn qua lại trên cầu U Bein

Cầu U Bein luôn thu hút rất đông du khách và người dân địa phương đến ngắm hoàng hôn

Khung cảnh yên bình khi chiều dần buông trên hồ Taungthama

Hoàng hôn dần buông trên cầu U Bein nhưng vẫn còn rất nhiều di tích ở Mandalay chờ đợi du khách khám phá. Đó là chùa Mahamuni được xây dựng vào năm 1784 với bức tượng Phật đúc bằng đồng cao 4 m, nặng 4,5 tấn, với vô số lớp vàng lá trên thân dày 15 cm.
Cố đô Inwa nằm tại nơi hợp dòng của sông Ayeyarwaddy và sông Myitnge có lịch sử tồn tại hơn 400 năm (1364-1841) với nhiều di sản kiến trúc quý giá.
Làng Mingun nơi tọa lạc của phế tích chùa Mingun xây bằng gạch đỏ mà nếu hoàn thành sẽ là kiến trúc Phật giáo bằng gạch lớn nhất thế giới với chiều cao dự kiến 150 m và tháp để treo quả chuông nặng 90 tấn nhưng đã không bao giờ sử dụng.
Chùa Hsinbyume bao phủ trên mình một màu trắng ngà với bảy lớp hành lang sơn trắng uốn lượn tượng trưng cho bảy dãy núi bao quanh đền Meru, nơi được coi là trung tâm của vũ trụ theo quan niệm Phật giáo.

Đình Nam (thực hiện)

Nguồn Chính Phủ: http://baochinhphu.vn/du-lich/dao-buoc-o-mandalay-co-kinh-va-tho-mong/359225.vgp