Đào tạo Mỹ thuật ứng dụng tại Đại học Mở Hà Nội

26 năm qua, ngành Thiết kế Công nghiệp – Trường Đại học Mở Hà Nội đã trở thành thương hiệu, là địa chỉ đào tạo mỹ thuật ứng dụng uy tín cả nước.

Lĩnh vực đào tạo Mỹ thuật ứng dụng trong những năm gần đây đã và đang có rất nhiều đổi mới, tuy nhiên thực tiễn cuộc sống luôn biến đổi không ngừng đặt ra cho các đơn vị đào tạo Mỹ thuật ứng dụng và các nhà doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực Mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam một số vấn đề cần bàn luận.

26 năm qua, ngành Thiết kế Công nghiệp – Trường Đại học Mở Hà Nội (bao gồm 3 chuyên ngành: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Nội thất và Thiết kế Thời trang) đã trở thành thương hiệu, là địa chỉ đào tạo mỹ thuật ứng dụng uy tín cả nước.

Thành quả đó được khẳng định bởi tài năng và bản lĩnh của các thế hệ sinh viên của khoa khi ra xã hội lập nghiệp.

Nhiều sinh viên trở thành các nhà thiết kế có uy tín, tạo dựng được những thương hiệu nổi tiếng hay trở thành những doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực thiết kế Mỹ thuật Công nghiệp.

Hầu hết các thế hệ sinh viên sau khi ra trường đều có thể bắt tay vào làm việc và vận dụng kiến thức đã được học trong trường ứng dụng vào thực tế.

Ngày 16/5/2019, tại hội trường A, Trường Đại học Mở Hà Nội được Câu lạc bộ Khối trường đào tạo Mỹ thuật ứng dụng thuộc Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tín nhiệm, giao nhiệm vụ tổ chức Hội thảo - Tọa đàm “Đào tạo đại học, cao đẳng ngành mỹ thuật ứng dụng gắn với thực tiễn xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp”.

Mục tiêu của hội thảo là đưa ra những đánh giá khách quan và các giải pháp đào tạo Mỹ thuật ứng dụng gắn với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Hội thảo thu hút sự quan tâm tham gia của hơn 100 nhà khoa học, các nhà thiết kế, các cơ sở đào tạo Mỹ thuật ứng dụng, đại diện các doanh nghiệp đến từ mọi miền tổ quốc.

Tiến sĩ Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội phát biểu chào mừng đại biểu đến từ Hiệp Hội các trường Đại học, Cao Đẳng Việt Nam, Câu lạc bộ Khối trường đào tạo Mỹ thuật ứng dụng, cùng đại diện các trường, nhà thiết kế, các doanh nghiệp đến từ mọi miền của tổ quốc đến tham dự chương trình.

Thầy hy vọng sau buổi Hội thảo này, Trường Đại học Mở Hà Nội sẽ lan tỏa được giá trị mở đến cho các trường bạn cùng khối đào tạo Mỹ thuật ứng dụng, cùng nhau chung tay đào tạo được những sinh viên đáp ứng được nhu cầu lao động của ngành Mỹ thuật ứng dụng.

Tiến sĩ Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội phát biểu chào mừng đại biểu.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Xuân Nghị - Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Chủ tịch Câu lạc bộ Khối đào tạo Mỹ thuật ứng dụng chia sẻ:

"Các cơ sở đào tạo Mỹ thuật ứng dụng đang đối diện với những thách thức khi Việt Nam hội nhập Quốc tế. Phát triển đạo tạo gắn với nhu cầu xã hội là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược hàng đầu mà các cơ sở đào tạo trên cả nước nói chung và Khối các trường đào tạo Mỹ thuật ứng dụng nói riêng đang nỗ lực thực hiện, nhất là khi xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực, văn hóa, xã hội, kinh tế và cả giáo dục đào tạo.

Thầy hy vọng các ý kiến của Hội thảo hôm nay sẽ tập trung bàn luận ở góc độ khoa học chuyên ngành cũng như ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt là sự kết nối với các doanh nghiệp sử dụng lực lượng lao động đặc biệt này".

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Xuân Nghị - Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Chủ tịch Câu lạc bộ Khối đào tạo Mỹ thuật ứng dụng chia sẻ những thách thức đối với các cơ sở đào tạo Mỹ thuật ứng dụng trong thời kỳ hội nhập.

Hội thảo nhận được các bài tham luận theo các nhóm chủ đề:

1. Tổng kết, đánh giá, cập nhật các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ - Ngành liên quan trong công tác đào tạo nói chung và đào tạo mỹ thuật công nghiệp nói riêng.

2. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo ngành Mỹ thuật ứng dụng hiện nay ở tất cả các cấp học, các loại hình, quy mô đào tạo.

3. Đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực và thực tiễn sử dụng nguồn lao động là họa sĩ mỹ thuật công nghiệp trong xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

4. Thảo luận, dự báo, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực họa sĩ mỹ thuật công nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Nhà thế kế Vũ Trần Đức Hải - Cựu sinh viên ngành Tạo dáng công nghiệp - Trường Đại học Mở Hà Nội chia sẻ về những kỷ niệm khi được học tập tại trường, cũng như những kinh nghiệm thực tế khi điều hành Học viện Thiết kế thời trang IDM Paris do anh sáng lập.

Một số cựu sinh viên của Khoa Tạo dáng Công nghiệp - Trường Đại học Mở Hà Nội đã có chỗ đứng trong ngành, trong đó nổi bật là những cái tên như:

Nhà thế kế Đỗ Ngọc Thành - Giám đốc thương hiệu thời trang Chic-Land, Nhà thiết kế Đỗ Đức Dương - Tổng giám đốc công ty Đá Việt, Nhà thiết kế Trần Thế Công - Trưởng phòng thiết kế Thời báo Kinh doanh, Nhà thiết kế La Hằng – Chủ thương hiệu áo dài La Hằng, Nhà thiết kế Vũ Trần Đức Hải - Chủ thương hiệu thời trang Vũ Trần Đức Hải, Nhà thiết kế Hà Duy- cựu sinh viên K13TT (Á quân “Ngôi sao thiết kế 2013”, Quán quân Cặp đôi hoàn hảo 2014), Nhà thiết kế Dương Văn Trình - Trưởng khoa Khoa Công nghệ may và thiết kế thời trang – Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, Nhà thiết kế Trần Thị Tú đạt giải cao nhất tại cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Thiết kế Châu Á 2017 - Air Asia Runway Designer Search” tổ chức tại Malaysia,…

Một số hình ảnh về sản phẩm trưng bày của sinh viên ngành Tạo dáng công nghiệp - Trường Đại học Mở Hà Nội tại Hội thảo:

An Nhiên

An Nhiên

Nguồn Giáo Dục VN: http://giaoduc.net.vn/tin-hiep-hoi/dao-tao-my-thuat-ung-dung-tai-dai-hoc-mo-ha-noi-post198532.gd