Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Đan Phượng: Gắn với nhu cầu thực tế

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn huyện Đan Phượng từng bước được nâng lên do huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ huyện đến các xã, thị trấn.

Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn đề nghị huyện Đan Phượng mở 5 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 phải bảo đảm chất lượng. Ảnh: Trần Oanh

Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn đề nghị huyện Đan Phượng mở 5 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 phải bảo đảm chất lượng. Ảnh: Trần Oanh

Cả hệ thống cùng vào cuộc

Báo cáo với Đoàn kiểm tra TP Hà Nội về công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2020 do Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn làm Trưởng đoàn, Trưởng phòng LĐTB&XH Đan Phượng Đỗ An Đông cho hay: Năm 2019 huyện tổ chức mở 8 lớp đào tạo nghề theo Quyết định 1956 cho 279 người. Trong đó có 2 lớp nghề nông nghiệp (Trồng cây ăn quả) với 69 người và 6 lớp nghề phi nông nghiệp (May công nghiệp, Pha chế đồ uống) với 210 người. 99,64% LĐNT được học nghề trên tổng số người có nhu cầu học nghề.Để có kết quả này, huyện Đan Phượng đã chỉ đạo Phòng LĐTB&XH, Phòng Kinh tế phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định 1956 đến người lao động cũng như thông tin tuyển dụng lao động của các DN trong và ngoài địa bàn huyện. Cùng với đó, thông tin về các phiên giao dịch việc làm, xuất khẩu lao động, du học nghề của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội...; cấp phát 500 tờ rơi tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho các xã, thị trấn.Ngoài ra, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên triển khai công tác đào tạo nghề cho LĐNT đến chi hội, chi đoàn các xã, thị trấn và giao chỉ tiêu thi đua đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Các xã, thị trấn trong huyện Đan Phượng tổ chức thu thập thông tin biến động tại 36.724 hộ dân. Đồng thời, điều tra thu thập thông tin biến động cầu lao động tại 262 DN trong huyện, với 610 vị trí cần tuyển dụng, để giúp định hướng đào tạo nghề cho LĐNT cung cấp, bổ sung lực lượng lao động. Góp phần thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động trong huyện hàng năm được nâng lên, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đan Phượng đã cho 1.217 hộ vay 47.191 triệu đồng để giải quyết việc làm mới, làm thêm cho 1.221 lao động.Thu nhập của người lao động tốt hơnĐánh giá về công tác đào tạo nghề cho LĐNT, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, năm 2019, dù tổ chức ít lớp nhưng huyện Đan Phượng vẫn bảo đảm chất lượng, từ khảo sát, xác định nhu cầu học nghề, phối hợp với các đoàn thể để giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo tại địa phương. Đặc biệt là sự giám sát của các lãnh đạo xã để chất lượng đào tạo nghề bảo đảm, giúp người dân được hưởng lợi từ chính sách này là có việc làm lâu dài và thêm thu nhập tốt hơn so với trước khi chưa tham gia chương trình.Trong năm 2020, huyện Đan Phượng sẽ đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg cho 350 LĐNT. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tuyển sinh và tổ chức lớp chậm hơn mọi năm. Ngoài ra, thực hiện Nghị định 32/2019/NĐ-CP, Đan Phượng đang còn nhiều vướng mắc trong triển khai như quy định đặt hàng, giao nhiệm vụ nhưng chưa có đơn giá cụ thể... Ông Đỗ An Đông cho biết, huyện Đan Phượng đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định mở 5 lớp đào tạo nghề cho LĐNT.Về những vướng mắc trong quá trình thực hiện, bà Nguyễn Thanh Nhàn giải đáp: “Việc mở 5 lớp đào tạo nghề cho LĐNT trong năm nay phải bảo đảm chất lượng. Thực hiện quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP, huyện Đan Phượng tổ chức theo hình thức chỉ định thầu theo ngành nghề đào tạo. Về đề xuất có thêm ngành nghề đào tạo mới như Trồng hoa lan hồ điệp hay thay đổi ngành nghề, cần được bám sát theo nhu cầu phát triển của địa phương”. Trước việc huyện Đan Phượng hướng tới trở thành quận trong giai đoạn 2021 – 2025, bà Nguyễn Thanh Nhàn nhấn mạnh, một tiêu chí hết sức quan trọng là dịch chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp phải đạt 90% tổng số lao động toàn huyện. Đan Phượng đang có tốc độ đô thị hóa rất lớn, với hệ thống làng nghề, cụm công nghiệp và 8 điểm mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đi cùng với dịch chuyển kinh tế là dịch chuyển cơ cấu lao động. Vì thế, Ban chỉ đạo huyện và các xã cần quan tâm thích đáng cho đào tạo lao động tại địa phương.

Năm 2019, xã Phương Đình mở được 2 lớp 70 học viên học nghề May công nghiệp. Sau đào tạo, nhiều lao động được DN trên địa bàn tuyển dụng, những người khác lại tự mở xưởng và nhận hàng về gia công. Mức lương tháng của những người làm may tương đối khá, thấp nhất từ 4 - 5 triệu đồng. Chủ tịch UBND xã Phương Đình, huyện Đan Phượng Nguyễn Xuân Khăng

Oanh Trần

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-tai-dan-phuong-gan-voi-nhu-cau-thuc-te-396863.html