'Đặt hàng' tác phẩm văn học nghệ thuật: Kể chuyện trăm năm

i sống ngày càng có những đòi hỏi phức tạp về nhu cầu hưởng thụ các giá trị nghệ thuật dù là văn chương hay các loại hình nghệ thuật khác. Chuyện 'đặt hàng' các tác phẩm văn học nghệ thuật có thể coi là cách giải mã những phức tạp ấy.

Thuở ban đầu

Khi người Pháp mang máy in theo những con tàu để khai phá thuộc địa Đông Dương, ngành in ấn và xuất bản phẩm ở Việt Nam ra đời. Chính sách của người Pháp ở Đông Dương một mặt kiểm soát gắt gao những quan điểm chống chính phủ bảo hộ nhưng mặt khác cũng cho phép hàng loạt tờ báo ra đời.

Để bán được báo, ngoài các thông tin đời sống, quảng cáo... một phần không thể thiếu trong các trang báo ngày ấy chính là các tác phẩm văn học. Các chủ bút cho săn lùng những tay viết hàng đầu, trả hậu hĩnh để các nhà văn, nhà thơ sáng tác riêng cho mình, coi như một “đặc sản” riêng.

Đòi hỏi của đời sống về các tác phẩm văn học nghệ thuật ngày càng cao và phức tạp.

Từ đây, nhiều tác phẩm văn học có giá trị được ra đời. “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là một ví dụ. Ít người biết rằng, tiểu thuyết này vốn được đăng thành từng chương từ tháng 10/1936 trên tờ Hà Nội báo. Đến năm 1938, “Số đỏ” mới lần đầu tiên được xuất bản ở dạng một cuốn tiểu thuyết trọn vẹn.

Có một giai thoại thú vị về chuyện “đặt hàng” thời ấy về bài “Sao chẳng về đây” của Nguyễn Bính. Nhận đặt hàng bài thơ in báo tết với giá mỗi câu một đồng, Nguyễn Bính làm bài thơ dài 40 câu, nhưng vì giận ông chủ bút cò kè tiền “nhuận thơ” mà trong ấy có câu:

“Làm thơ đem bán cho thiên hạ

Thiên hạ đem thơ đọ với tiền”

Vì hai câu thơ này mà chủ bút phải tăng giá gấp đôi để nhà thơ sửa thành hai câu khác:

“Xót xa một buổi soi gương cũ

Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền”

Một hiệu sách ở Hội An.

Kể những chuyện ấy để thấy, đã có một thời kỳ văn chương nghệ thuật ở xứ ta được đề cao, trọng vọng. Chuyện “đặt hàng” là một cách cổ vũ thích đáng để các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng ra đời và sống trong lòng công chúng đến tận bây giờ.

Sau này, việc “đặt hàng” tác phẩm văn học nghệ thuật cũng có chút thay đổi vào thời kỳ miền Bắc tập trung xây dựng, chiến đấu, chi viện cho miền Nam, hay thời kỳ Nhà nước vận động các văn nghệ sĩ đi đến các vùng miền, biên giới, hải đảo để sáng tác, cổ vũ nhân dân lao động sản xuất, chiến đấu.

Trong bài “Anh Sáu Dân với Trịnh Công Sơn”, in trong cuốn Trịnh Công Sơn, người hát rong qua nhiều thế hệ (nhà xuất bản Trẻ, 2004, trang 173-175), Nguyễn Quang Sáng viết: Có một lần anh Sáu (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - nv) tâm sự với Sơn “Anh em trí thức ở thành phố mình bỏ đi nhiều quá. Mỗi người mỗi cương vị, làm sao giữ anh em lại, cùng xây dựng đất nước”. Sau đó Trịnh Công Sơn viết ca khúc “Em còn nhớ hay em đã quên”.

Khi Trịnh “đóng đinh” trong lòng người nghe về những bài hát phản chiến hay nhạc vàng ủy mị, thì năm 1981, ông cho ra đời bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới” về những người thanh niên xung phong đến nông trường Nhị Xuân ở biên giới Tây Nam. Bốn năm sau, bài hát này đã được trao giải nhất cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh”.

Tìm kiếm những năng lượng tích cực

Hiện tại, chuyện “đặt hàng” các tác phẩm văn học nghệ thuật thực chất không khác cách đây 100 năm là mấy, nhưng với sự thông thoáng của chính sách, việc “đặt hàng” các tác phẩm văn học nghệ thuật cũng muôn hình vạn trạng để đáp ứng các yêu cầu ngày càng phức tạp của đời sống.

Anh Đào Bá Đoàn, biên tập viên nhà xuất bản Hội Nhà văn cho biết, hiện nay việc “đặt hàng” tác phẩm văn học nghệ thuật có thể tạm chia làm hai loại. Loại thứ nhất là “Nhà nước đặt hàng”. Hằng năm, Chính phủ dành một phần ngân sách để phân bổ về các nhà xuất bản khác nhau, các nhà xuất bản sẽ sử dụng phần tài chính này để lên kế hoạch tìm kiếm và xuất bản các tác phẩm phù hợp với yêu cầu tuyên truyền của từng khu vực hay từng giai đoạn.

Loại thứ hai thuộc về khối tư nhân. Ở khối tư nhân thì không khí tìm kiếm, xuất bản có thể dùng một từ khá ngắn gọn: Trăm hoa đua nở.

Sau nhiều năm hoạt động, đến nay một số đơn vị sách tư nhân đã tạm định hình được dòng sách chủ đạo để hoạt động. Ví dụ, người ta thường tìm kiếm các tác phẩm kinh điển ở Nhà sách Nhã Nam, tìm sách khoa học qua nhà sách Alphabooks, tìm các tiểu thuyết “bình dân” qua Nhà sách Bách Việt...

Nhà xuất bản Hội Nhà văn – Đơn vị thường xuyên được Nhà nước “đặt hàng” các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Chị Lý Hồng Điệp, biên tập viên hiện đang làm việc tại Gu Books – thương hiệu sách trực thuộc Công ty Văn hóa & Truyền thông AZ Vietnam chia sẻ: “Hiện nay các công ty sách, nhà xuất bản Việt Nam luôn rất chú trọng đến việc tìm kiếm các tác giả, tác phẩm có chất lượng để xuất bản và giới thiệu rộng khắp tới độc giả trên cả nước. Mỗi đơn vị có một tiêu chí lựa chọn tác giả riêng. Có nơi chuyên tìm kiếm và đặt hàng những tác giả nổi tiếng, đã có tên tuổi (hot blogger, ca sĩ, diễn viên, cầu thủ bóng đá, giáo viên dạy ngoại ngữ, v.v…) Có đơn vị lại chú trọng vào việc giới thiệu các cây viết trẻ, chưa có hoặc ít có têntuổi trênthịtrường... Nhưngđóchỉbềnổi, làcáidễthấy nhất. Tôinghĩđiều quan trọng nhất khi lựa chọn tácgiả - tácphẩm vàđặt hàng” tácgiảsựgặp gỡ, sựthấu hiểu vàthống nhất cácgiátrịgiữa người viết vàđơn vịxuất bản”.

“Chúng tôi rất cân nhắc trong việc lựa chọn những người phù hợp – những người sẽ đồng hành cùng chúng tôi trên hành trình trao truyền tri thức, bởi mỗi tác giả - tác phẩm, tinh thần mỗi con người như một dòng chảy năng lượng, có năng lượng của sự sáng tạo, có năng lượng của sự kiên trì, bền bỉ, có năng lượng của sự dũng cảm, dám dấn thân… Tức là những năng lượng tích cực. Nhưng cũng sẽ có những năng lượng bi quan, tiêu cực, yếm thế… Các dòng chảy năng lượng này đều có thể tác động lên tâm trí người đọc theo những cách thức rất khác.

Chính vì vậy, chúng tôi không xuất bản cho đủ (đủ chỉ tiêu hằng tháng, hằng quý…, đủ số lượng tác phẩm để thương hiệu có tính cạnh tranh), chúng tôi xuất bản cho Đúng: đúng với giá trị chúng tôi theo đuổi – đúng với tư chất tốt đẹp của tác giả - đúng với những gì có ích cho độc giả. Tất cả nhằm thúc đẩy, kiến tạo nên một thế hệ người đọc mới biết sống đích đáng hơn”.

Về bản chất, tác phẩm văn học nghệ thuật cũng là một đơn vị hàng hóa. Thế nên, để cân bằng thị hiếu người đọc và giá trị nghệ thuật – thứ vốn cần thời gian để sàng lọc – không phải dễ dàng. Có thể nói, đến nay, nó vẫn là điều khá đau đầu đối với các đơn vị xuất bản.

“Nhiều tác phẩm vẫn có khoảng cách giữa giá trị hoặc giá trị nghệ thuật với việc thỏa mãn thị hiếu người đọc, và tất nhiên là lợi nhuận. Lợi nhuận chỉ là kết quả của việc đáp ứng được thị hiếu người đọc, nó không phải là tiêu chí đặt lên bàn cân. Chủ yếu vẫn là cán cân giữa: Giá trị tác phẩm – Thỏa mãn thị hiếu người đọc”, chị Điệp nói.

Sòng phẳng mà nói, không có sự cân bằng giữa hai cán cân đó, nó tất yếu sẽ lệch về một phía, vấn đề là nhiều hay là ít. Và còn một sự thật nữa: càng là xã hội có nền văn minh phát triển, tri thức phát triển, nền tảng văn hóa vững chắc, thì ở đó nền xuất bản càng có khả năng cân bằng được các giá trị tưởng chừng đối nghịch nhau.

Một tác phẩm có giá trị là một tác phẩm đạt được giá trị đích thực về mặt tri thức, và là tác phẩm nắm bắt – đồng hành được với xu thế của xã hội (điều mà chúng ta vẫn gọi bằng tên “thị hiếu”). Tác phẩm có tư tưởng, triết lý, nhân sinh quan mà không phù hợp với thị hiếu thì chỉ có thể do tác phẩm không có cách truyền tải phù hợp với công chúng, tức là khiến cho tác phẩm giá trị của mình trở nên “cũ” trong mắt người đọc.

Tử Hưng

Nguồn Công Luận: http://congluan.vn/van-hoa/nghe-thuat-sang-tac/dat-hang-tac-pham-van-hoc-nghe-thuat-ke-chuyen-tram-nam-41773