Dấu ấn và những mốc son ngành điện

.dtem p {font-size:25px;font-family: Times New Roman;} .dtem h1 {font-size:95pt;font-family:Times New Roman;font-weight:bold;color:#6c8bbc;} .dtem h2 {background: url(/mimages/evnicon.jpg) top left no-repeat;background-size:28px;padding-left:50px; font-size:28px;font-weight:bold;color:#3c3a79;}

Những

giai đoạn

lịch sử

hào hùng

Đồng hành cùng với tiến trình lịch sử của đất nước, cho đến nay ngành Điện Việt Nam đã trải qua những thời kỳ phát triển như sau:

GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1945

Để phục vụ cho mục đích cai trị bán đảo Đông Dương, cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã cho xây dựng các nhà máy điện (nhiệt điện và thủy điện) tại một số đô thị lớn (Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh, Vinh) như nhà đèn Vườn Hoa, nhiệt điện Cửa Cấm, Thượng Lý tại TP. Hải Phòng; năm 1895, xây dựng nhà máy đèn Bờ Hồ, nhà máy điện Yên Phụ tại TP. Hà Nội; một số nhà máy thủy điện tại Tĩnh Túc (Cao Bằng).

Tại miền Trung và miền Nam, sau này người Pháp cũng xây dựng một số nhà máy như Nhiệt điện Huế, Nhiệt điện Cần Thơ; Nhà đèn Cầu Kho, Nhiệt điện Chợ Quán và một số thủy điện khu vực Tây Nguyên.

Cùng với đó là các đường dây truyền tải, phân phối kết nối các nhà máy điện với các phụ tải nhưng cũng hết sức thô sơ, manh mún.

Mục đích sử dụng điện của người Pháp lúc bấy giờ chủ yếu để chiếu sáng đô thị, cung cấp cho bộ máy quản lý hành chính, các công sở của chính quyền thực dân hoặc khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp… cũng như phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người châu Âu và bộ máy quan lại người Việt.

Năm 1945, Hồ Chủ tịch tuyên bố với thế giới về sự ra đời và nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, ngay sau đó chúng ta đã bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dài 9 năm. Việt Nam chỉ tiếp quản toàn bộ hạ tầng điện sau khi Pháp thất bại tại chiến trường Điện Biên Phủ và ký kết hiệp định Geneva vào năm 1954.

Năm 1945, Việt Nam giành được độc lập nhưng sau đó nhân dân lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống lại quân Pháp cho đến năm 1956. Thống kê tại thời điểm năm 1954, toàn hệ thống điện Việt Nam có tổng công suất đặt là 109 MW, trong đó miền Bắc 49,89 MW, miền Nam 53,84 MW và miền Trung 5,27 MW; còn tổng công suất hữu dụng chỉ khoảng 65,6 MW. Hầu hết người dân Việt Nam (25 triệu người) không được sử dụng điện.

GIAI ĐOẠN 1954 - 1975

Hiệp định Geneva được ký kết nhưng đất nước chia cắt thành 2 miền Nam và Bắc. Với sự hỗ trợ của Pháp, đế quốc Mỹ đặt chân vào miền Nam. Việt Nam lại tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 20 năm với nhiều gian khó vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ điển hình là các đợt ném bom tại Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa. Đồng thời chi viện cho miền Nam chiến đấu giải phóng đất nước.

Sau 1954, ngành điện tập trung phục hồi và khai thác hiệu quả các nhà máy điện cũ mà thực dân Pháp bỏ lại; đồng thời xây dựng các nguồn điện mới, lưới truyền tải và phân phối điện dưới sự giúp đỡ của các nước anh em trong khối xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cung cấp điện cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Có thể kể đến việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Uông Bí (48 MW) với sự giúp đỡ của Liên Xô.

Một sự kiện quan trọng và cũng trở thành ngày truyền thống của ngành điện Việt Nam đó là sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và nói chuyện, động viên cán bộ, công nhân viên Nhà Đèn Bờ Hồ và Nhà máy điện Yên Phụ vào ngày 21/12/1954.

Ngày 21/7/1955, Bộ Công thương ra quyết định thành lập Cục Điện lực đánh dấu sự ra đời của ngành điện non trẻ Việt Nam. Năm 1961 thành lập Tổng cục Điện lực thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) với chủ trương “công nghiệp điện lực đi trước một bước”.

Trong giai đoạn 1955-1960, với sự giúp đỡ của Liên Xô, nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện ở nhiều tỉnh,thành phố phía Bắc được xây dựng, cùng với đó là hệ thống truyền tải và phân phối điện cũng phát triển theo. Đến năm 1965, tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện trên toàn miền Bắc đạt 161MW; Tổng sản lượng điện thương phẩm năm 1965 đạt 659,5 triệu kWh.

Sau năm 1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, các nhà máy và công trình điện là những mục tiêu đánh phá trọng điểm cùng với những mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, những tổn thất do chiến tranh gây ra không ngăn cản được sức sống và vươn lên của ngành Điện. Đã xuất hiện nhiều tấm gương kiên cường bám trụ để giữ vững dòng điện, với tinh thần bất khuất “Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”, “trái tim người thợ điện còn đập thì dòng điện không bao giờ tắt”, ngành Điện đã anh dũng quật cường vừa sản xuất vừa chiến đấu, chuẩn bị cho công cuộc xây dựng sau ngày chiến thắng.

Tại miền Nam, để phục vụ mục đích quân sự, nhu cầu sinh hoạt của bộ máy cầm quyền của Mỹ - Ngụy và chiếu sáng các đô thị lớn. Bên cạnh các cơ sở điện của Pháp để lại, chính quyền Mỹ cũng xây dựng, củng cố, mở rộng thêm một số nguồn và lưới điện như: Thủy điện Suối Vàng, Thủy điện Đa Nhim, Nhiệt điện Thủ Đức, Nhiệt điện Cần Thơ, các cụm phát điện diesel, đường dây 230KV Đa Nhim – Thủ Đức...

Cho đến năm 1975, hệ thống nguồn điện ở miền Bắc đạt khoảng hơn 450 MW; lưới truyền tải điện có cấp điện áp từ 35 đến 110 kV; lưới phân phối có cấp điện áp từ 110 kV trở xuống. Tại miền Nam, tổng công suất lắp đặt nguồn điện đạt 801,3 MW. Lưới truyền tải có điện áp 66 kV, 230 kV; lưới phân phối có cấp điện áp từ 15 kV trở xuống.

GIAI ĐOẠN 1975 - 1995

Tháng 5/1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, Đội Quân quản điện lực tiếp quản Công ty Điện lực Việt Nam của chế độ cũ, Nha chuyển vận phân phối. Tổng cục Điện lực Miền nam được thành lập. Ngày 07/10/1975, Bộ Điện và Than ra quyết định thành lập Công ty Điện lực miền Trung. Tháng 8/1976, Bộ Điện và Than ra quyết định thành lập Công ty Điện lực miền Nam.

Như vậy đến năm 1976 đã hình thành một ngành Điện Việt Nam thống nhất, bao gồm 3 công ty điện lực quản lý địa bàn 3 miền Bắc - Trung - Nam, trực thuộc Bộ Điện và Than nhằm ổn định và phát triển sản xuất phục vụ những nhiệm vụ chính trị, kinh tế và xã hội. Ngành Điện đã thực hiện vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, đóng góp thực hiện các Kế hoạch 5 năm của đất nước và bước vào thực hiện các Tổng sơ đồ phát triển điện theo các giai đoạn.

Đến năm 1980, tổng công suất điện toàn quốc là 1.379 MW và sản lượng điện 3,779 tỷ kWh.

Ngày 23-4-1981, Chính phủ thành lập Bộ Điện lực, là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có chức năng quản lý ngành Điện trong cả nước. Bắt đầu từ giai đoạn này, Điện lực Việt Nam phát triển theo Tổng sơ đồ điện. Đây là sự khởi đầu phát triển điện lực quốc gia theo quy hoạch phát triển 10 năm, chi tiết cho 5 năm để thực hiện Tổng sơ đồ phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 1981 - 1985, có xét đến năm 1990, gọi tắt là TSĐ I). Cũng trong giai đoạn này ở Việt Nam bắt đầu thực hiện việc cung ứng và sử dụng điện theo luật lệ, bắt đầu từ Điều lệ do Chính phủ ban hành theo Nghị định 80/ HĐBT, ban hành ngày 19/7/1983.

Trong giai đoạn 1981-1985, về nguồn điện, khởi công xây dựng Thủy điện Hòa Bình 1920 MW- công trình quan trọng quốc gia (06/01/1979); Thủy điện Trị An 400 MW là công trình quan trọng quốc gia ở miền Nam (30/4/1984) và nhiều thủy điện quy mô vừa và quy mô nhỏ: Thủy điện Đrây H’linh 12 MW, Kẻ Gỗ 1,5 MW và đặc biệt đưa vào hoạt động 83 trạm thủy điện nhỏ với tổng công suất 4,3 MW. Về nhiệt điện trong thời gian này đã khởi công ngày 17/5/1980 Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 4 x 110 MW và đưa vào vận hành 4 tổ máy tháng 11/1986, đây là công trình quan trọng quốc gia lúc bấy giờ; xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy tuabin khí đầu tiên chạy bằng khí thiên nhiên Tiền Hải (Thái Bình) 2 x17 MW. Về lưới điện đã bắt đầu xây dựng lưới truyền tải 220 kV đồng bộ với Nhiệt điện Phả Lại và Thủy điện Hòa Bình trong đó đường dây 220 kV Hà Đông - Hòa Bình, hoàn thành tháng 5/1981, được ghi nhận là đường dây 220 kV đầu tiên của miền Bắc. Năm 1985 tổng công suất điện toàn quốc 1.605,3 MW, điện lượng 5,064 tỷ kWh, tăng 1,34 lần so với năm 1980, đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm của nhà nước.

Trong giai đoạn 1975 – 1995, dù còn nhiều khó khăn, song ngành điện cách mạng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu điện cho các hoạt động kinh tế, dân sinh, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế đất nước từng giai đoạn. Nguồn và và lưới điện không ngừng tăng lên cả vê quy mô và chất lượng. Cụ thể, đến 1985, tổng công suất điện toàn quốc 1.605,3 MW, điện lượng 5,064 tỷ kWh, tăng 1,34 lần so với năm 1980, đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm của nhà nước. Năm 1995 hệ thống điện Việt Nam đã đạt tổng công suất đặt 4550 MW, điện lượng 14,638 tỷ kWh, tăng 2,89 lần so với năm 1985.

Các công trình tiêu biểu không thể không nhắc đến là xây dựng và đưa vào vận hành thành công Thủy điện Hòa Bình 1.920 MW với sự hỗ trợ của Liên Xô (cũ); hoàn thành xây dựng Thủy điện Trị An (tháng 9/1989) 400 MW; khởi công xây dựng công trình Thủy điện Ialy 720 MW; hay công trình lịch sử Đường dây 500 kV Bắc - Nam dài 1.487 km từ Hòa Bình đến TP.HCM khởi công năm 1992, hoàn thành năm 1994, tạo thành trục xương sống quan trọng cấp điện cho đất nước.

Đặc biệt, từ 1986-1995, chương trình điện khí hóa nông thôn cũng đạt được thành quả ban đầu, 90,6% thị trấn huyện và 63,2% xã nông thôn đã có điện của hệ thống quốc gia.

Nguồn Thanh Tra: http://thanhtra.com.vn/ky-niem-65-nam-ngay-truyen-thong-nganh-dien/dau-an-va-nhung-moc-son-nganh-dien_t114c1171n157774