Đau bụng, buồn nôn và có triệu chứng lạ sau khi uống sữa là bệnh gì?

Sôi bụng, đau bụng, đi ngoài... khi uống sữa là hiện tượng không có gì lạ, vì theo ước lượng có đến 75% dân số thế giới ở tuổi trưởng thành mắc triệu chứng này. Tình trạng này là gì, và nguyên nhân là gì? Quan trọng hơn nữa, làm thế nào xử lý chứng này?

Nếu có những biểu hiện trên khi uống sữa rất có thể bạn đã mắc chứng không dung nạp đường lactose. Từ ngữ “không dung nạp lactose” có nghĩa là cơ thể không thể tiêu hóa được lactose, chất đường chính trong sữa.

Chứng không dung nạp đường lactose là bệnh gì?

Chứng không dung nap đường lactose là tình trạng cơ thể không có đủ lactase, một enzyme trong ruột non, để hấp thụ đường lactose. Lactose là một loại đường trong những sản phẩm làm từ sữa như các loại sữa, phô mai,… Người mắc chứng bệnh này khi ăn uống các thực phẩm hay thức uống làm từ sữa thì đường lactose trong đó sẽ không phân hủy được sẽ được chuyển xuống ruột già. Tại đây các vi khuẩn sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng và khí, từ đó khiến cho người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy. Chứng không dung nạp đường lactose này thường không nguy hiểm nhưng các triệu chứng bệnh thường khiến bạn không dễ chịu chút nào.

Những triệu chứng và dấu hiệu của chứng không dung nạp đường lactose là gì?

Hầu hết các triệu chứng của chứng không dung nạp đường lactose diễn ra trong vòng nửa tiếng đến 2 giờ đồng hồ sau khi bạn ăn sản phẩm làm từ sữa, bao gồm:

- Đau dạ dày;

- Chuột rút;

- Đầy hơi;

- Buồn nôn;

- Tiêu chảy.

Các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ nhỏ có thể có chút khác biệt như:

- Tiêu chảy có bọt;

- Chậm phát triển;

- Thỉnh thoảng ói mửa;

- Viêm da do hăm tã.

Tình trạng không dung nạp được lactose có thể nặng hay nhẹ tùy theo người. Một số người có thể uống một ly sữa nhỏ mà không có triệu chứng gì. Những người khác chỉ cần uống một ly nhỏ cũng đủ sinh ra triệu chứng.

Muốn biết mình có thể chịu được bao nhiêu sữa, một số người đề nghị bắt đầu với một ly sữa nhỏ. Rồi những lần sau, hãy từ từ uống nhiều hơn. Về phương diện này, hãy nhớ rằng dù triệu chứng không dung nạp lactose gây khó chịu, nhưng rất hiếm khi nguy hiểm.

Nguyên nhân nào gây ra chứng không dung nạp đường lactose?

Nguyên nhân gây ra chứng không dung nap đường lactose là do cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase để hấp thụ đường lactose. Với hầu hết mọi người, ruột non bắt đầu sản sinh ra ít lactase sau 2 tuổi (sau khi cai sữa). Tuy nhiên, sau này người bệnh đều vẫn có thể ăn uống sản phẩm từ sữa mà không bị triệu chứng gì.

Những bệnh về đường tiêu hóa như bệnh Crohn, bệnh Celiac (một bệnh về tiêu hóa mà phá hủy thành ruột non và cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn) viêm hoặc chấn thương ruột non đều có thể làm giảm lượng lactase sẵn có.

Ngoài ra một số trẻ có thể bị chứng không dung nạp lactose bẩm sinh ngay từ khi mới sinh ra.

Những ai thường mắc phải chứng không dung nạp đường lactose?

Chứng không dung nạp đường lactose là một bệnh khá phổ biến. Ai cũng có thể mắc căn bệnh này, nhưng thường gặp nhất là người Mỹ gốc Phi, người châu Á và người Mỹ gốc Mexico. Đa số người mắc chứng không dung nạp đường lactose vẫn có thể kiểm soát tình trạng bệnh mà không phải từ bỏ tất cả thực phẩm làm từ sữa.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng không dung nạp đường lactose?

Những yếu tố dễ làm bạn hoặc con bạn mắc chứng kỵ lactose là:

- Tuổi cao. Chứng kỵ lactose thường gặp ở những người lớn tuổi và ít gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;

- Chủng tộc. Bệnh này thường gặp nhất ở người da đen, châu Á, Tây Ban Nha và Mỹ Ấn.

- Sinh non. Trẻ bị sinh non có khả năng giảm nồng độ lactase vì enzyme này tăng lên trong bào thai muộn ở kỳ thứ 3.

- Những bệnh ảnh hưởng đến ruột non. Những vấn đề về ruột non có thể gây tình trạng kỵ lactose bao gồm vi khuẩn phát triển, bệnh Crohn hay bệnh Celiac.

- Một số phương pháp chữa ung thư. Nếu bạn từng xạ trị để chữa trị ung thư vùng bụng hoặc từng bị các biến chứng tiêu hóa do hóa trị, nguy cơ mắc chứng không dung nạp đường lactose của bạn sẽ cao hơn.

Nên ăn gì nên tránh gì khi không dung nạp được lactose

Nếu bị chứng không dung nạp lactose, bạn phải nhận định mình ăn được gì, không ăn được gì. Điều này tùy thuộc phần lớn nơi mức chịu đựng của bạn. Những thức ăn chứa đựng lactose gồm có sữa, kem, sữa chua, bơ và phó mát. Một số thức ăn làm sẵn, chẳng hạn như bánh ngọt, món ngũ cốc và nước xốt trộn xà lách, cũng có thể chứa đựng lactose. Do đó, những người bị chứng không dung nạp lactose nên xem kỹ nhãn hiệu trên hộp.

Dĩ nhiên, sữa là nguồn canxi chính, việc tránh dùng các sản phẩm từ sữa có thể khiến bạn thiếu canxi và vitamin D do đó bạn cần bổ sung chúng thông qua viên uống bổ sung canxi hoặc ăn những nguồn thực phẩm giàu canxi như rau cải tươi, như bông cải, bắp cải và rau bina, có chứa canxi. Quả hạnh, hạt vừng, và cá xương mềm, như cá mòi và cá hồi, cũng vậy.

Ngay dù không dung nạp được lactose, không nhất thiết là bạn phải tránh hẳn sữa và sản phẩm sữa. Tốt hơn, hãy nhận định bạn có thể chịu được bao nhiêu sữa và đừng uống nhiều hơn. Khi có thể, hãy ăn những món khác cùng với những sản phẩm chứa lactose. Cũng hãy nhớ là những phó mát để lâu chứa ít lactose hơn, và có lẽ bạn sẽ ăn được mà không có triệu chứng.

Còn về sữa chua thì sao? Sữa chua chứa lactose gần bằng sữa tươi, nhưng một số người không dung nạp được lactose lại tiêu hóa được. Tại sao? Vì trong sữa chua có những vi sinh vật tổng hợp chất lactase, chất này giúp cơ thể tiêu hóa lactose.

Vậy nếu bạn không dung nạp được lactose, chớ lo. Như chúng ta đã thấy, bạn có thể dễ dàng đương đầu khi hiểu rõ về tình trạng này. Nhưng hãy ghi nhớ những điểm sau đây:

(1) Ăn hoặc uống một chút ít sữa và sản phẩm sữa, cùng với những món khác, để nhận định bạn có thể chịu được bao nhiêu.

(2) Ăn sữa chua và loại phó mát để lâu, vì những thứ này thường dễ tiêu hóa hơn.

(3) Nếu được, hãy dùng những sản phẩm chứa lactase hoặc không chứa lactose.

Theo Sức khỏe gia đình

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/khoe-a-z/dau-bung-buon-non-va-co-trieu-chung-la-sau-khi-uong-sua-la-benh-gi-804674.html