Dấu hiệu cảnh báo bị đường huyết cao, nguy cơ dẫn tới tiểu đường

Không chỉ những người đã mắc tiểu đường mới cần kiểm tra đường huyết, ngay cả những người bình thường, nếu chỉ số đường huyết cao thường xuyên rất có nguy cơ bạn đã mắc bệnh đái tháo đường.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết an toàn là trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l); sau bữa ăn 1-2 giờ nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l); trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Do đó, mức độ đường 180 mg/dL trong máu được coi là cao. Thế nhưng, chỉ khi con số này tăng vượt 250 mg/dL thì mới xuất hiện những triệu chứng đáng chú ý.

Với những người không bị tiểu đường, nếu tình trạng đường huyết liên liên tục ở mức cao, họ có thể đối mặt với những nguy cơ bệnh tật như bệnh tiểu đường, vấn đề về mắt, thận và các bệnh thần kinh, tim mạch…

Tuy nhiên do triệu chứng của bệnh đường huyết cao không biểu hiện rõ sớm, nên mọi người cần phải cẩn thận với những thay đổi về sức khỏe, dù là nhỏ nhất. Vì để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường. Dưới đây là danh sách vài dấu hiệu cảnh báo của lượng đường trong máu cao.

Đi tiểu thường xuyên

Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu báo hiệu rằng lượng đường huyết có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Tiến sĩ Joel Fuhrman-bác sĩ trên chuyên trang sức khỏe womenshealth giải thích rằng khi có quá nhiều glucose hoặc đường trong máu, thận sẽ cố gắng đẩy chúng ra ngoài qua nước tiểu. Kết quả là, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường, bao gồm cả vào giữa đêm. Vì bạn mất quá nhiều chất lỏng, có thể bạn sẽ cảm thấy khát và miệng cũng sẽ khô.

Khát nước liên tục cũng là một trong những dấu hiệu "tố cáo" bạn có khả năng mắc đái tháo đường. Ảnh minh họa

Khát nước liên tục

Đi tiểu thường xuyên hơn có nghĩa là cơ thể đang thoát nước nhiều hơn bình thường, điều này khiến bạn có nguy cơ bị mất nước, tiến sĩ Furhman nói. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy khát và khô miệng.

Đói liên tục

Việc phải đi tiểu nhiều cũng khiến cơ thể có xu hướng giảm calo. Cũng do lượng đường huyết cao ngăn chặn đường từ thực phẩm đến các tế bào. Điều này sẽ khiến bạn đói liên tục.

Mệt mỏi thường xuyên

Mệt mỏi là hậu quả của mất nước. Elizabeth Halprin, giám đốc lâm sàng của bệnh tiểu đường ở Trung tâm Tiểu đường Joslin ở Boston (Mỹ), cho biết: “Nếu bạn đang đi tiểu nhiều hơn và khát hơn bình thường, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên”.

Nhìn mờ

Điểm vàng là một ống kính nhỏ ở trung tâm trong mắt. Khi lượng đường huyết quá cao, chất lỏng có thể xâm nhập vào ống kính và làm cho nó sưng lên khiến bạn bị mờ mắt, tiến sĩ Fuhrman nói.

Nhiễm trùng da

Da khô và ngứa là 2 hiện tượng phổ biến khi mức đường huyết cao trong cơ thể. Do đi tiểu thường xuyên, nó gây ra sự mất nước và các mô da cũng trở nên khô và gây ra ngứa da và nhiễm trùng.

Tê cứng chân tay

Khi lượng đường trong máu quá nhiều, nó sẽ phá hủy các dây thần kinh. Điều này gây ra tình trạng tê cứng và mất cảm giác ở bàn tay và chân.

Ngọc Nga (T/h)

Ngọc Nga

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/dau-hieu-to-cao-ban-bi-duong-huyet-cao-nguy-co-dan-toi-tieu-duong-d128367.html