Đâu là nỗi bi ai đau khổ nhất của đời người, hãy cùng nghe Phật giảng!

Sống trên đời, nỗi bi ai lớn nhất khiến con người ta ngàn vạn lần đau khổ chính là dục vọng.

Nhân sinh trên đời, dù là người quyền cao chức trọng hay kẻ nghèo hèn thì ai cũng có nỗi khổ riêng. Người thì khổ vì thiếu thốn tình cảm, kể khổ vì thiếu thốn miếng ăn, đâu đâu cũng chất chứa toàn phiền não.

Con người sống ở trên đời, không ai thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Bất luận là giàu hay nghèo, sang hay hèn thì đứng trước luân hồi cuộc đời đều ngang bằng như nhau. Đứng trước tuổi già thì trí nhớ suy yếu, hành động chậm chạp, cô đơn tịch mịch; trước bệnh tật thì gầy yếu vô lực, khuôn mặt tiền tụy; trước thời khắc chia ly đều là lưu luyến, tiếc thương. Bởi thế, nỗi khổ của tất cả mọi người trên đời đều giống như nhau.

Phật nói, con người đối với dục vọng như cầm đuốc đi ngược gió. Độc tố tham dục ở ngay trong thân tâm, y như đuốc lửa ở nơi tay mình. Không sớm đem đạo hạnh mà trừ bỏ thì như ham cầm đuốc lửa, tất có cái họa cháy tay. Con người tự là đuốc lửa cho mình. Nếu ôm tham dục thì đuốc lửa cháy tay. Có đạo hạnh thì đuốc lửa soi đường.

Vậy còn niềm vui trên cõi đời này thì sao? Phật dạy niềm vui không có đích tìm không thấy, mong mỏi không ra, chỉ khi nào bản thân từ bỏ được tham sân si, dục vọng thì niềm vui mới đến. Có người “tìm hoan mua vui”, lấy niềm vui ở nơi hoan lạc và dục vọng. Tìm niềm vui ở lợi ích, ở tiền tài, ở sắc dục, không kiềm chế bản thân, tham muốn quá nhiều thứ vô thường.

Bởi thế, đau khổ hay vui vẻ đều là từ tâm của mỗi người. Vốn lẽ nỗi đau như nhau, niềm vui như nhau nhưng vì tâm khác nhau mà thành ra khác nhau. Người tâm an thì thân lạc, người tâm tham thì thân khổ. Ở trên đời, vui buồn đều là mây trôi, đến từ cát bụi trở về với cát bui, vậy hà cớ gì mà phải tạo thêm khổ đau, từ chối niềm vui của chính mình?

Dục vọng như núi cao, khi chưa thỏa mãn liền cảm thấy phiền não. Vì thế, phiền não lớn nhất của đời người là dục vọng.

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/dau-la-noi-bi-ai-dau-kho-nhat-cua-doi-nguoi-hay-cung-nghe-phat-giang-d142996.html