ĐBQH Bùi Sỹ Lợi: Cố cải cách lương mà bộ máy cồng kềnh thì 'không chịu nổi'

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng đề xuất tăng lương cơ sở là cần thiết, nhưng phải cân đối nguồn lực để chi trả.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi

Phải tích cực tinh giản biên chế

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, đề xuất tăng lương năm 2020 của Chính phủ là rất phù hợp. Năm ngoái, ta đã tăng lương 7%, năm nay, nếu mức tăng là 110.000 đồng thì tức là tăng 7,33. Vấn đề là Chính phủ cân đối nguồn lực để tăng lương ở đâu.

Giảm chi tiêu chung, trong đó có việc sử dụng xe công

“Tôi rất hoan nghênh việc một địa phương mà tất cả các cơ quan, ban ngành của tỉnh đã dồn đoàn xe về một nơi, tập trung điều tiết cho cán bộ, công chức. Cần hết sức tiết kiệm không chỉ là xe công mà tất cả các công cụ, vật tư có tính chất công. Nhà ở, phương tiện chúng ta phải cố gắng để đạt được yêu cầu tiết kiệm chi phí công của nhà nước. Có như vậy mới có tiền để cải cách tiền lương”, ông Lợi cho hay.

ĐBQH Bùi Sỹ Lợi đề xuất, ngoài giảm chi hành chính, tiết kiệm, tăng nguồn thu ngân sách… thì Chính phủ phải hết sức lưu ý đến chuyện cả nước đang thực hiện Nghị quyết 28 của Trung ương về đổi mới hệ thống chính trị với các đơn vị tổ chức trong Đảng và Nghị quyết 9 về đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập. Phải dùng tiền tiết kiệm được khi đưa công chức, viên chức ra khỏi bộ máy hưởng lương Nhà nước để bổ sung cho nguồn cải cách tiền lương.

Ví dụ, ngành y tế trong 2 năm qua cắt giảm được 25.000 biên chế, tiết giảm được phần ngân sách Trung ương chi trả lương cho số này 2.100 tỷ, thì phải tập trung nguồn này để cải cách tiền lương năm 2020.

“Muốn cải cách chính sách tiền lương, thì Chính phủ phải tích cực tinh giản biên chế, cải cách bộ máy hành chính, đặc biệt là sắp xếp lại các đơn vị hành chính sự nghiệp theo hướng chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm cả tài chính, bộ máy, biên chế, lao động... Còn Nhà nước giao cho các đơn vị hành chính công lập nhiệm vụ gì thì Nhà nước trả chi phí cho phần đó”, ông Bùi Sỹ Lợi phân tích.

Đồng thời, vị ĐBQH này cũng cảnh báo: “Tăng lương khi bộ máy quá cồng kềnh thì ngân sách không chịu nổi. Bộ máy lớn mà ta cứ cố cải cách tiền lương, thì dẫn đến chuyện sẽ lạm phát tiền lương vì tiền lương là giá trị chi trả sức lao động trên thị trường”.

Trả lương theo vị trí việc làm

Theo tính toán của cơ quan thẩm tra báo cáo của Chính phủ, việc tăng lương năm sau nếu thực hiện sẽ cần phải dùng đến 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương, 40% nguồn tăng thu ngân sách Trung ương của năm nay để đảm bảo.

Tăng lương đừng để tăng giá

Nếu tăng lương mà giá tăng lên thì tăng lương không có ý nghĩa. Vấn đề cơ bản là Chính phủ phải điều hành kinh tế vĩ mô sao để không làm tăng chỉ số giá sinh hoạt CPI và tiếp tục tích cực cải cách bộ máy để giảm nhẹ biên chế và chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ tự chịu trách nhiệm thì mới có nguồn để cải cách tiền lương và mới giảm được chi hành chính, trong đó có chi ngân sách cho tiền lương”, ĐBQH Bùi Sỹ Lợi.

Điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới phần chi đầu tư phát triển, sẽ đe dọa đến việc đầu tư cho xây dựng cơ bản, hạ tầng cơ sở. “Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn nâng năng suất lao động, để việc sử dụng nguồn lao động cho hiệu quả thì nhất thiết phải tăng lương. Đầu tư tăng lương cũng chính là đầu tư cho phát triển, tăng lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tạo ra hiệu suất hiệu quả công việc”, ông Lợi phân tích.

ĐBQH Bùi Sỹ Lợi cho rằng trong giai đoạn hiện nay, đầu tư cho người lao động thông qua việc cải thiện tiền lương chính là đầu tư cho phát triển. Sau đó, ta phải sắp xếp cho hợp lý bộ máy và sắp xếp cho được vị trí việc làm.

Lộ trình tăng lương hiện nay thì gắn với việc đang sắp xếp vị trí việc làm và các bậc tiền lương theo đúng quy định của Nghị quyết 27, tức khu vực ngoài lực lượng vũ trang chỉ còn 2 bảng lương, bảng lương của chức vụ lãnh đạo và bảng lương của chuyên môn nghiệp vụ. Còn trong lực lượng vũ trang có 3 bảng lương, chúng ta phải tập trung để xử lý các nguồn cải cách tiền lương.

“Có thể khi cải cách chính sách tiền lương, tất cả các nguồn ngoài lương đưa vào tiền cứng, thì ta thấy rằng, có thể một số ngành, lĩnh vực sẽ không thay đổi so với thực tế tiền lương và thu nhập hiện nay. Vì vậy, người ta cảm thấy cải cách tiền lương không có gì lớn nhưng cách chi trả sẽ công bằng, công khai và minh bạch hơn”, ông Bùi Sỹ Lợi phân tích.

An Na - T.Bình

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/dbqh-bui-sy-loi-muon-tang-luong-phai-can-doi-nguon-luc-de-chi-tra-d439077.html