Đề cao trách nhiệm, nỗ lực hoàn thành kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2018

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng; kiểm soátchặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn; đẩy nhanh tiến độ chuẩnbị để sớm triển khai các dự án trọng điểm; bảo đảm an ninh, trật tự, antoàn xã hội Tết Nguyên đán năm 2019... là những nội dung quan trọng tạiNghị quyết 140/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2018.

Để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 với kết quảcao nhất và chuẩn bị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm2019, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương đề cao trách nhiệm trước nhân dân, trách nhiệm củangười đứng đầu, tiếp tục phát huy những ưu điểm, kết quả đã đạt được,tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, khẩn trương giải quyết nhữngvấn đề mà Quốc hội, đồng bào, cử tri cả nước quan tâm liên quan đếnngành, lĩnh vực phụ trách.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thường xuyên đôn đốc,kiểm tra việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuộc bộ, cơquan, đơn vị mình, tạo chuyển động tích cực trong toàn hệ thống; nỗ lực,sáng tạo trong điều hành, quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đềra trong 2 tháng còn lại của năm 2018.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ CôngThương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương theo dõi sátdiễn biến thị trường tiền tệ, tài chính, giá cả hàng hóa trên thế giơívà trong nước, phối hợp chặt chẽ trong điều hành các chính sách tiền tệ,tín dụng, tài khóa, thương mại và đầu tư, bảo đảm giữ vững ổn định kinhtế vĩ mô và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linhhoạt, thận trọng, duy trì thanh khoản ở mức hợp lý, kiểm soát chặt chẽtín dụng vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; chủ động điều hànhthanh khoản, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô vàtình hình thị trường trong và ngoài nước, ứng phó kịp thời với những tácđộng bất lợi của thị trường tài chính thế giới và cuộc chiến tranhthương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quankhẩn trương xây dựng dự thảo Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chuyêủ́ chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sáchnhà nước năm 2019, trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng11/2018. Nghiên cứu, phân tích, dự báo tình hình thế giới và trong nước,xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2019 và đề ra giải pháp, đôísách phù hợp ngay từ đầu năm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chiến lượctổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020; xây dựngChiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam giai đoạn2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Kếhoạch cơ cấu lại các ngành dịch vụ theo các Nghị quyết của Trung ương vàQuốc hội về tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinhtế; đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sáchliên quan để xóa bỏ rào cản, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ.

Các bộ, cơ quan, địa phương phải coi việc tháo gỡ bất cập, vướng mắc vềthể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và nỗ lực,sáng tạo hơn nữa trong triển khai thực hiện, tập trung đẩy nhanh tiến độthực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; sớm hoàn thành, đưa vào hoạtđộng, nhất là các dự án trọng điểm, dự án quan trọng, các dự án thuộcchương trình mục tiêu quốc gia.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát, phối hợp với các bộ, ngành,địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra các dự án chậm tiến độ giảingân, nghiêm khắc kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quangây chậm trễ trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công, báo cáo Thủtướng Chính phủ.

Bộ Tài chính tăng cường kỷ luật tài chính-ngân sách, kiểm soát chặt chẽthu, chi ngân sách nhà nước, nợ công, tài sản công; có giải pháp phù hợpvà kịp thời để phát triển hiệu quả, bền vững thị trường chứng khoán;phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng của các bộ, cơ quan và địaphương liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu,gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là dịpcuối năm và Tết Nguyên đán 2019.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn

Nghị quyết nêu rõ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phôíhợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp kiểmsoát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, các sản phẩm thịtlợn nhập khẩu, nhất là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biêngiới, không để lợn và sản phẩm thịt lợn từ các nước đang có dịch bệnh tảlợn châu Phi xâm nhập vào Việt Nam; tập trung rà soát, có giải phápthúc đẩy xuất khẩu, nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản còn dư địa;chỉ đạo các địa phương ven biển triển khai các giải pháp đồng bộ, quyếtliệt về phòng, chống, ngăn chặn triệt để việc khai thác hải sản bất hợppháp, không khai báo, không quản lý.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi diễn biến thời tiết,cảnh báo kịp thời, chủ động phương án phòng, chống thiên tai, đặc biệtlà phòng, chống rét đậm, rét hại cho người và vật nuôi ở khu vực cáctỉnh miền núi phía Bắc; tình trạng khô hạn ở khu vực Nam Trung Bộ và TâyNguyên và đề xuất việc chuẩn bị tổ chức Hội nghị triển khai công tácphòng, chống khô hạn đối với khu vực này.

Bộ Công Thương rà soát, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án sản xuất hàngxuất khẩu; xây dựng kế hoạch bảo đảm nguồn cung cấp hàng hóa, bình ổngiá cả, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây sốt giá dịpTết Nguyên án 2019; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônphổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp và người dân nhận diện cơ hội và tháchthức của Hiệp định CPTPP và các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Namđã và sẽ chuẩn bị ký kết tham gia.

Bộ Xây dựng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nâng cao chất lượng côngtác quản lý nhà nước về phát triển đô thị; tập trung nghiên cứu, đềxuất các mô hình mới về phát triển đô thị; chấn chỉnh kịp thời các viphạm pháp luật trong hoạt động xây dựng, đầu tư phát triển đô thị; tăngcường đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày9/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực quản lý nhànước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư; trực tiếpthanh tra một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng, điển hình và báo cáo Thủtướng Chính phủ; theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản,tiếp tục đề xuất các giải pháp kiểm soát và thúc đẩy thị trường bất độngsản phát triển lành mạnh.

Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị để sớm triển khai các dự án trọng điểm

Bộ Giao thông vận tải rà soát, điều chỉnh quy hoạch đường bộ cao tốcBắc-Nam phía Đông; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị để sớm triển khai các dưạ́n trọng điểm như: Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, mở rộngCảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam; đônđốc, kiểm tra, bảo đảm chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thi công, hoànthành các công trình đang thực hiện theo đúng kế hoạch; phối hợp với lựclượng chức năng của Bộ Công an và các địa phương tăng cường điều tiết,tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại củangười dân dịp Tết Nguyên đán 2019; rà soát, có phương án xử lý dứt điểmcác điểm đen tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo làm tốt công tác dự báo khí tượng,thủy văn, phòng chống thiên tai. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quanthực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăngcường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liêụnhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; trong đó tập trung làm rõ nhu câùnhập khẩu phế liệu về Việt Nam làm nguyên liệu phục vụ cho các hoạt độngsản xuất; khẩn trương báo cáo Thủ tướng Danh mục phế liệu được phépnhập khẩu; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liênquan nghiên cứu, đề xuất phương án giải quyết, xử lý các lô hàng phếliệu tồn đọng tại các cảng biển theo quy định của pháp luật về bảo vệmôi trường và hải quan.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tàichính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất cơ chế, nguồn vốn thực hiệnChương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016-2020, trong đó chútrọng xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật. Phôíhợp với Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Văn phòng Chính phủ xâydựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý, đất đai, báo cáo Thủ tướng Chínhphủ.

Xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật xuất khẩu lao động

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện tốt các chính sáchan sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào vùngsâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tiếp tục phối hợp huy động cácnguồn lực xã hội để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo. Phối hợp với các địaphương tập trung giải quyết các hồ sơ người có công còn tồn đọng: phôíhợp với Bộ Tài chính rà soát, đánh giá tác động của các chính sách ưuđãi đối với người có công, người cao tuổi, đề xuất giải pháp bảo đảmcông bằng, tạo đồng thuận xã hội. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạmpháp luật trong hoạt động xuất khẩu lao động.

Chính phủ đồng ý áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số72/2018/NĐ-CP trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế chủ trì,phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xemxét, quyết định thời điểm áp dụng cụ thể trong năm 2018.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo rà soát, khắc phục những hạnchế, bất cập của ngành du lịch để có giải pháp nâng cao chất lượng, hiêụquả năng lực cạnh tranh; tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượngkinh doanh dịch vụ du lịch và phương tiện phục vụ khách du lịch.

Bộ Y tế tích cực thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triểnkhai Nghị quyết Trung ương về y tế và dân số. Tăng cường ứng dụng côngnghệ thông tin trong thanh toán bảo hiểm y tế và trong công tác quản lýkhám chữa bệnh; chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phươngtăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêmvà công khai các vi phạm về an toàn thực phẩm.

Khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập trong thi Trung học phổ thông quốc gia

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động trao đổi, mở rộng đối thoại, nâng caochất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách, tạo đồngthuận của xã hội trong thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục.

Về kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạochỉ đạo, tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 theo thẩmquyền trên cơ sở tiếp tục phát huy những mặt tích cực, đồng thời khắcphục triệt để những hạn chế, bất cập trong những kỳ thi trước đây, nhấtlà công tác ra đề thi, coi thi, phương pháp chấm thi, bảo đảm chính xác,trung thực, khách quan.

Về việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới,Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện chương trình, sách giáo khoagiáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định tại Nghị quyết số51/2017/QH14 của Quốc hội; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết đểthực hiện; giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa ủy quyền của Thủtướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội,Quốc hội.

Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh thực hiện và khai thác hiệu quả Đề ánhệ tri thức Việt số hóa và hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học công nghệquốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là côngnghệ nền tảng đáp ứng yêu cầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;kịp thời hỗ trợ, công nhận các sáng kiến, sáng chế của người dân, doanhnghiệp để phát huy năng lực đổi mới, sáng tạo của toàn xã hội. Thựchiện tốt việc bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dụcpháp luật; phối hợp với các cơ quan báo chí dành thời lượng phù hợp chocông tác này. Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc xử lý văn bản trái phápluật, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc kiểm điểm trách nhiệmcủa cá nhân, đơn vị ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật.

Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai Chương trìnhhành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Trung ương về đổi mới,sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ cáccấp; nâng cao hiệu quả đơn vị sự nghiệp công lập; chính sách tiềnlương; tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra công vụ tiếp tụcđôn đốc, kiểm tra hoạt động thi hành công vụ, nhất là nạn tham nhũngvặt, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, báo cáo công khai tạiphiên họp Chính phủ thường kỳ.

Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội Tết Nguyên đán năm 2019

Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo lực lượng tăng cường công tác nắmtình hình, kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống phức tạp nổi lên vêàn ninh, trật tự. Tập trung đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chốngphá của các thế lực thù địch, phản động. Chủ động mở cao điểm tấn côngtrấn áp tội phạm, truy nã tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xãhội Tết Nguyên đán năm 2019; trong đó tập trung vào các loại tội phạmcướp giật, trộm cắp, đánh bạc, hoạt động “tín dụng đen”, đòi nợ thuê, matúy, buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, vi phạm quy định về an toàn thựcphẩm, mua bán, tàng trữ pháo...

Các Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giaothông vận tải, Thông tin và Truyền thông khẩn trương phối hợp với Uỷban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp bàn giao hồ sơ quản lý các tậpđoàn, tổng công ty nhà nước theo đúng thời hạn quy định tại Nghị địnhsố 131/2018/NĐ-CP. Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cácbộ, cơ quan quản lý nhà nước xây dựng cơ chế phối hợp trong việc thựchiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng an ninh, phòng chống khủng bố, an toànhàng không, an toàn hàng hải, phòng chống tham nhũng, phòng chống buônlậu gian lận thương mại… theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10. (Ảnh: TTXVN)

Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch nghiên cứu cơ chế, chínhsách thúc đẩy lĩnh vực bưu chính phát triển làm nền tảng cho thương mạiđiện tử. Phối hợp với các nước hình thành trung tâm An toàn an ninh mạngkhu vực ASEAN; xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia; xây dựng chínhsách ưu tiên phát triển mạng xã hội trong nước; thúc đẩy phát triển hệsinh thái số Việt Nam; chỉ đạo các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnhthông tin, tuyên truyền về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, đề caogiá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp, kịp thời cung cấp thông tin chínhthống để tạo đồng thuận xã hội và thực hiện, thắng lợi các mục tiêu,nhiệm vụ đề ra.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phươngthực hiện nghiêm Quy định số 08-QĐ/TW của Trung ương về trách nhiệm nêugương đối với người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và kỷluật, kỷ cương hành chính. Các thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm túcviệc trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội; khẩn trương xây dựng kếhoạch triển khai việc thực hiện các cam kết trước Quốc hội và cử tri cảnước tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.

Cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển

Để góp phần cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, nănglực cạnh tranh và năng suất của nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu các Bộ,ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp,cải cách mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là cắt giảm các chi phí bất hợp lý,tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Trong đó, về chi phí tuân thủ pháp luật về gia nhập thị trường, Chínhphủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm nhiệm vụ cắtgiảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh như đã nêu Nghị quyếtsố 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ, đảm bảo tuân thủ Điều 7 LuậtĐầu tư 2014; rà soát, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật theo hướng không quyđịnh các nội dung có tính chất điều kiện kinh doanh.

Các bộ, ngành tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị số20/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cải cáchhoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinhdoanh; tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa chế độ báo cáo theo yêu cầu tạiQuyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt "Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quanhành chính nhà nước" để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan sưảđổi Luật Đầu tư theo hướng làm rõ khái niệm, nội hàm cụm từ "điều kiệnkinh doanh" để làm cơ sở đánh giá, theo dõi hệ thống quy định pháp luậtvề ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; đảm bảo phân biệt rõ khái niệmđiều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật.

Hàng năm, các bộ, ngành xây dựng báo cáo về hệ thống quy định pháp luậtvề ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (bao gồm cả các quy định nằm ởcác quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nếu có), kiến nghị Quốc hội, Chínhphủ sửa đổi, bổ sung danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trongphụ lục của Luật Đầu tư về ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo hướngloại bỏ những ngành nghề không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích công cộng,không có tính đặc thù có thể quản lý bằng hình thức khác, điều chỉnhphạm vi kiểm soát đối với một số ngành, lĩnh vực có tác động hẹp.

Các bộ, ngành đơn giản hóa mẫu biểu, tờ khai về đăng ký doanh nghiệp;giảm thành phần giấy tờ trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng kýdoanh nghiệp; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội,Tổng Cục thuế xây dựng cơ chế liên thông về đăng ký thành lập doanhnghiệp, khai báo nộp thuế, khai báo lao động và khai báo đối tượng ngươìlao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.

Bộ Tư pháp tăng cường vai trò thẩm định dự thảo các văn bản pháp luật vềđiều kiện kinh doanh để đảm bảo các quy định ban hành mới tuân thủ đúngtinh thần của Luật Đầu tư 2014, không có các yêu cầu không cần thiết,bất hợp lý.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp chủđộng, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, rà soát các thủ tục hànhchính, điều kiện kinh doanh để giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Văn phòng Chính phủ đẩy nhanh việc thiết lập Cổng dịch vụ công quốc giatheo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 để tạo cơ sở cắt giảm chiphí giao dịch giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước; đôn đốc các bộ,ngành và địa phương triển khai Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 8/8/2018ban hành kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NQ-CP ngày 23/4/2018của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giảiquyết thủ tục hành chính.

Cắt giảm các quy định không cần thiết về thủ tục lập quy hoạch

Về chi phí tuân thủ pháp luật về xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, BộXây dựng rà soát, sửa đổi, bổ sung, cắt giảm các quy định không cầnthiết về thủ tục lập quy hoạch, giấy phép quy hoạch, thủ tục xin phépxây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tài nguyênvà Môi trường rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật để thống nhấttrình tự, thủ tục cấp phép dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước, khuvực biển và xây dựng công trình theo hướng thống nhất các thủ tục thànhmột thủ tục liên thông để nhà đầu tư không phải làm thủ tục nhiều lần,tại nhiều cơ quan; thủ tục liên thông bao gồm các khâu: chấp thuận chủtrương đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, mặt nước, khu vực biển, quy hoạch,giao hoặc cho thuê đất, mặt nước, khu vực biển (nếu có); ban hành vănbản hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thực hiện liênthông thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai và môi trường.

Bộ Công an rà soát các quy định phòng cháy, chữa cháy theo hướng làm rõcác quy định, giảm thiểu các yêu cầu không cần thiết đối với các côngtrình có thể dùng chung trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; đơn giảnhóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy chodoanh nghiệp.

Tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại

Về chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh, trong đó chi phí tín dụng vàdịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu xây dựng hànhlang pháp lý cho các ngân hàng thương mại nghiên cứu và phát triển cácsản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, ví dụ: Nghĩa vụ thanhtoán ngân hàng (BPO-Bank Payment Obligation), Tài trợ chuỗi giá trị(Value Chain Finance)...

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp phù hợpnhằm đẩy mạnh, kết nối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cậncác nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, kinh doanh của các định chế tài chính quốctế, phù hợp với các nguyên tắc thị trường; tiếp tục đẩy mạnh phát triểnthanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường ứng dụng các phương tiệnthanh toán mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến (thanh toándi động, ví điện tử, QRCode...) để giảm chi phí phát sinh trong hoạtđộng thanh toán tại Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụchính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạmphát, tạo nền tảng cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay khicó điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.

Bộ Giao thông vận tải rà soát các hợp đồng BOT giao thông, đàm phán vơínhà đầu tư để giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư và cáctổ chức tín dụng tài trợ cho dự án xây dựng đường bộ để kinh doanh trênnguyên tắc hài hòa hóa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng;định kỳ hàng năm Bộ Giao thông vận tải thực hiện thống kê, rà soát, lậpphương án bán quyền thu tiền sử dụng dịch vụ tài sản hạ tầng đường bộthuộc phạm vi quản lý.

Xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Về chi phí không chính thức, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phươngtăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và xử lýnghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tạo gánhnặng cho doanh nghiệp; xây dựng các tài liệu hướng dẫn tuân thủ các quyđịnh pháp luật về kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn củamình; đảm bảo quy định pháp luật về kinh doanh dễ hiểu, dễ tuân thủ,không hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương công khai các tài liệu hướng dẫn,giải thích các điểm chưa rõ, khó hiểu trong quy định về thủ tục hànhchính liên quan đến kinh doanh trên Cổng thông tin điện tử; trường hợppháp luật không rõ, không giải thích theo hướng bất lợi cho doanhnghiệp; thống nhất áp dụng pháp luật cho các trường hợp tương tự, khôngphân biệt đối xử.

Các bộ, ngành xây dựng quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức khiphục vụ công dân, doanh nghiệp; tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chứctrực thuộc. Cần công khai minh bạch, chống tham nhũng, đặc biệt là nạnđưa hối lộ và nhận hối lộ ở mọi cán bộ công chức, ở mọi cấp chính quyền;tổ chức khảo sát ý kiến người dân và doanh nghiệp về chất lượng hànhchính công và chi phí không chính thức ở cấp Sở, ngành, huyện theo môhình dân chấm điểm, công khai kết quả và yêu cầu các Sở, ngành, huyện cógiải pháp nâng cao chất lượng hành chính công và cắt giảm chi phí khôngchính thức; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tốcáo của doanh nghiệp, của công dân kịp thời, đúng quy định của phápluật. Người đứng đầu chính quyền các cấp phải dành thời gian thích đángtiếp công dân theo quy định, giải quyết hiệu quả các vụ việc khiếu nại,tố cáo thuộc thẩm quyền.

Văn phòng Chính phủ tham mưu giúp Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc tiếpnhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo của doanh nghiệp về các hành vi nhũngnhiễu của cán bộ, công chức các cấp; xây dựng các công cụ hiện đại tiếpnhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo của doanh nghiệp và người dân về hànhvi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức (ví dụ như phần mềm điện thoạithông minh, diễn đàn truyền thông xã hội).

Thanh tra Chính phủ xây dựng cơ chế bảo vệ, hỗ trợ đặc biệt đối vơídoanh nghiệp tố cáo hành vi nhũng nhiễu trong thời gian xử lý vụ việc và2 năm sau khi doanh nghiệp tố cáo để ngăn ngừa các hành vi trù dậpdoanh nghiệp (nếu có); trực tiếp thanh tra kết luận các tiêu cực, nhũngnhiễu, xử lý đúng quy định pháp luật các vụ việc tiêu cực, tham nhũng.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp tíchcực vận động doanh nghiệp thành viên phản ánh các hành vi nhũng nhiễu,tiêu cực của cán bộ, công chức; tập hợp các kiến nghị, phản ánh củadoanh nghiệp thành viên gửi Thanh tra Chính phủ; phát động trong cácdoanh nghiệp không đưa hối lộ cho mọi cán bộ công chức.

Bên cạnh đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng các côngcụ, giải pháp hỗ trợ, bảo vệ doanh nghiệp thành viên sau khi họ tố cáo,khiếu nại, phản ánh, kiến nghị về hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, côngchức; rà soát, tập hợp các quy định pháp luật không rõ ràng, khó tuânthủ, bất hợp lý; đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích,sửa đổi, bổ sung và công khai kết quả để các doanh nghiệp biết.../.

(TTXVN)

Nguồn Tuyên Giáo: http://www.tuyengiao.vn/thoi-su/de-cao-trach-nhiem-no-luc-hoan-thanh-ke-hoach-kinh-te-xa-hoi-nam-2018-116367