Để hiểu rõ hơn giá trị của hạt muối miền Bắc

Hạt muối miền Bắc nói chung, muối Tam Đồng - Diêm Điền (xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình) ở đất của Bà Chúa Muối nói riêng được gọi là thực phẩm thuốc. Vì muối sản xuất ở Thái Bình và Nam Định có một đặc tính tự nhiên khác biệt, có giá trị cực quý báu ở góc độ y học, mà trên thế giới chưa nước nào có được.

Chính vì thế, để hưởng ứng tinh thần thi đua ái quốc nhân dịp kỉ niệm 70 năm Bác Hồ ra lời kêu gọi, vào hồi 8 giờ sáng ngày 30/05/2018, tại Phủ Bà Chúa Muối, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Phương Đông, UBND xã Thụy Hải, Di tích lịch sử Phủ Bà Chúa Muối, Công ty Cổ phần Muối và thương mại Nam Định, đã đồng tổ chức “Hội thảo khoa học Di tích lịch sử Phủ Bà Chúa Muối/ Di sản hợp tác xã muối ở Tam Đồng”, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân địa phương, của doanh nghiệp về mặt hàng chiến lược trong an ninh lương thực quốc gia - “Hạt muối miền Bắc”!... Đặt ra vấn đề “Diêm dân - Diêm điền - Diêm nghiệp”? Nêu những khó khăn gì đang cản trở sự phát triển nghề muối? Làm sao đưa nghề muối miền Bắc trở thành một ngành kinh tế độc đáo, đặc sắc, nhằm đem lại cuộc sống phồn vinh cho diêm dân, cho kinh tế địa phương, tạo thành một thương hiệu muối của Việt Nam khi hội nhập?... Giải pháp để duy tu tôn tạo di tích lịch sử Phủ Bà Chúa Muối? Di sản Muối?... Tất cả như đang diễn ra trong một sân khấu mở - trước cổng Phủ Bà là cánh đồng muối cổ phơi mình trong nắng, phấp phới sắc cờ; các viện sĩ, giáo sư, tiến sĩ khoa học, nhà nghiên cứu cùng ngồi dưới tàn vàng trong sân Phủ Bà để tôn vinh Di sản Muối hơn 700 năm trước. Không gian mở rộng từ “trà mã” ở Tam Đường (Lai Châu), đến “muối mã” ở Tam Đồng (Thái Bình) thực là viên mãn. Đây chính là “Con đường tơ lụa”… Do đặc điểm địa hình nước biển mang phù sa bồi nghiêng thoai thoải Tam Đồng hòa lẫn với nước cửa sông Hóa đã cho riêng Tam Đồng một sản vật trời ban: Đó là Muối Mô!...

Tới dự Hội thảo khoa học có: Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện sĩ, Giáo sư Đào Vọng Đức (1936) - nguyên Viện Trưởng Viện Vật lý Việt Nam, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu tiềm năng con người về khoa học và tâm linh. Viện sĩ, Giáo sư Đào Vọng Đức mái tóc bạc phơ, đã đi máy bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội từ hôm trước, để 5 giờ sáng hôm sau kịp khởi hành về Diêm Điền dự Hội thảo ở Phủ Bà Chúa Muối. Ngoài ra, tới dự Hội thảo còn có các nhà Doanh nhân - Văn hóa Nguyễn Nga, Tiến sĩ Đinh Thị Minh, Tiến sĩ Vật lý Tùng;Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Thị Tình; Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam Nguyễn Thế Khoa, Phó Văn phòng Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam Đặng Đức Duy, Phó Chủ tịch Hội thơ Đường Việt Nam Nguyễn Đức Hùng; Giám đốc Trung tâm Văn hóa ẩm thực dân tộc Đặng Đình Mạnh, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Sơn; bà Thúy là dược sĩ cao cấp; Kỹ sư hóa chuyên ngành lợi dụng nước biển Nguyễn Đình Bình; Phó Chủ tịch Hội Dược liệu Việt Nam Nguyễn Thị Lệ Yên; các nhà Ngoại giao, cựu đại sứ Trần Tam Giáp, Nguyễn Ngọc Diên (cựu Đại sứ các nước: Brunei, Uruguay, Argentina, Chile); bà Đặng Vũ Trường Phúc, Cư sĩ Bảo Hưng Nguyễn Gia Tường ở Trần Triều Bảo Điện, v.v.... Về phía chính quyền có các đồng chí Bùi Đức Hoàng, Phó Chủ tịch Huyện Thái Thụy; đồng chí Dương (Sở Văn hóa thể thao& Du lịch Thái Bình), bà Nguyễn Thị Thủy (Phó phòng Văn hóa Huyện Thái Thụy), Chủ tịch Xã Thụy Hải Nguyễn Dương Luân,... phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam Nguyễn Văn Hải (VOV1), Trần Triệu Long (Báo Nông nghiệp Việt Nam), Báo Người Cao Tuổi (Thắng), v.v...

Sau lễ chào cờ, phần Hội thảo khoa học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Phương Đông Nguyễn Hoàng Sơn phát biểu đề dẫn, các nhà khoa học lên trình bày nhiều đề tài tham luận rất sôi nổi, với mong muốn gìn giữ được “Di tích lịch sử Phủ Bà Chúa Muối/ Di sản Hợp tác xã muối ở Tam Đồng”.

Nhà Doanh nhân - Văn hóa Nguyễn Nga là Việt Kiều Pháp cho rằng: - Sau cuộc hội thảo này, cô sẽ có kế hoạch làm việc cụ thể với đối tác, mong muốn đưa công nghệ sản xuất muối cao cấp của Pháp vào khôi phục nghề muối cổ chất lượng cao ở Tam Đồng.

Nhà Nghiên cứu, nhà giáo Trần Văn Đạt cho biết: - Phủ Bà Chúa Muối hiện đang lưu giữ bốn cuốn thư cổ, trong đó có hai cuốn thư cổ “Tinh hoa của Trời”, “Trí tuệ của Đất”, ngụ ý chất tinh túy của Trời và Đất kết tinh trong hạt muối Tam Đồng. Nơi đây vừa có cảng Diêm Điền, cửa sông Hóa chảy ra biển… Hội đủ duyên thì kết trái. Hội thảo mang ý nghĩa toàn diện cả về kinh tế, văn hóa. Đất thì “Thần Nông” cho lúa gạo. Nước thì Biển Đông cho hạt muối chất lượng cao như: muối ăn, muối làm đẹp, muối chăm sóc sức khỏe,… Dấu tích nhân chủng học của người Việt có nguồn gốc “Lúa nước”. Hôm nay, những con người (hữu hình cũng như vô hình) đang cùng ngồi với nhau đem khoa học kỹ thuật chứng minh được giá trị của hạt muối miền Bắc - Thực phẩm mà lại là Dược phẩm, có giá trị đặc biệt tốt với sức khỏe con người. Đây thật là, nơi tích tụ tinh hoa của trời đất, nơi thể hiện ý chí của lòng dân…

Lúc sinh thời, cố Viện sĩ, Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng nói về nạn nhân chất độc da cam bị làm biến đổi cấu trúc gien, ngân hàng giống bị ảnh hưởng do người sử dụng lương thực, thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ông đề cập nhiều đến Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc, an ninh lương thực (Việt Nam - FAO). Có sự gắn kết ứng phó cần thiết về diễn biến của đất nông nghiệp đến cây trồng vật nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lương thực và nông sản, nâng cao mức sống, dinh dưỡng cho người dân.

Cựu Đại sứ Nguyễn Ngọc Diên kìm nén cảm xúc, khi nói: - Về kinh tế, Trung Quốc cho rằng tài nguyên Biển Đông có thể nuôi 350 triệu đến 500 triệu dân Trung Quốc. Về chính trị, an ninh quốc gia, Việt Nam là quốc gia biển, lẽ nào lại để mất biển, chỉ vì lòng tham của một số nhóm lợi ích? Đọc sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì thấy Trạng đã cảnh báo dân Việt Nam muốn giữ Biển Đông phải phát triển ngành nghề ven biển, trong đó có nghề muối:

Biển Đông vạn dặm giang tay giữ

Đất Việt muôn năm vững trị bình”.

Đây là chiến lược phát triển đất nước sau chiến tranh.

Kỹ sư Hóa chuyên ngành Lợi dụng nước biển, xúc động: - Thật là thú vị! Ở Hội thảo khoa học Phủ Bà Chúa Muối được gặp chị Nguyễn Nga (Việt kiều Pháp). Chị Nguyễn Nga là người rất tâm đắc về loại muối biển miền Bắc Việt Nam, do muối nơi đây giàu chất khoáng như Magie, Kali, Photpho, Lưu huỳnh

mà người Pháp gọi là “Hoa Muối”. Chúng tôi cực lực phản đối dùng muối ăn đơn chất là muối chỉ có một thành phần NaCl (98%-99%) – đây là loại muối chuyên dùng cho sản xuất công nghiệp, nhưng lại được đưa ra thị trường tiêu thụ, đi vào bữa ăn từng gia đình. Người tiêu dùng không thể biết rằng: - Nó là kẻ giết người thầm lặng, gây nhiều hệ lụy, thường xuyên lấy đi rất nhiều tiền của những người hay ăn loại muối đơn chất này mà không hề biết. Thật sự đáng tiếc cho những ai có quan niệm: Muối nào cũng giống muối nào...Đó là một sai lầm chết người (!)…

Tạo hóa đã ban cho vũ trụ chúng ta các dạng tương tác tối ưu. Cơ thể chúng ta là một tiểu vũ trụ hòa trong đại vũ trụ. Bác sĩ, chuyên khoa II Bùi Thanh nói: - Nếu thiếu đi một dưỡng chất nào đó, cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hóa sinh ra bệnh tật, và nó sẽ được bù lại phần nào đó có trong thành phần của Hạt muối biển miền Bắc - Muối Mô, do muối này rất cần thiết cho tế bào.

Kỹ sư Hóa Nguyễn Đình Bình cho rằng, khôi phục sự cân bằng của Muối Mô (có 12 loại) trong cơ thể sẽ loại bỏ được triệu chứng bệnh và phục hồi sức khỏe, vì muối này có thành phần cấu tạo tế bào:

Ví dụ như:

Calc.fluor (Muối đàn hồi). Canxi florua có chức năng : Tạo mô đàn hồi của da, cơ và mạch máu, có trong men răng và trên bề mặt của xương.
Calc.phos (Dinh dưỡng Tonic). Canxi phosphate có chức năng: Hỗ trợ sự hình thành tế bào mới, quá trình tiêu hóa. Có trong xương, răng, mô liên kết.
Calc. sulph (Máy lọc máu). Canxi sulfat có chức năng: Máy lọc máu, hỗ trợ gan loại bỏ chất thải.
Ferr. Phos (Muối cứu thương). Ferrum phosphate (sắt photphat) có chức năng: được biết đến như là “Muối cấp cứu”…
Mag. phos (thần kinh thư giãn). Magnesium phosphate có chức năng: Chống co thắt, đảm bảo sự vận động trơn chu của cơ.
Nat.mur (Nhà phân phối nước). Natri clorua có chức năng: Giữ ẩm. Chuyển hóa nước và giữ ẩm các mô.
Nat.sulph. Sunfat nattri có chức năng: Lợi mật. Loại bỏ nước dư thừa, giúp duy trì sức khỏe của gan và túi mật, v.v….

Có thể nói, Muối miền Bắc dù ít hay nhiều đều có đủ thành phần của 12 loại muối mô. Muối Magie giúp: Tiêu hóa tối ưu thức ăn, ngăn ngừa sự tích tụ của canxi, hỗ trợ đào thải độc tố kim loại như nhôm, thủy ngân, chì, cadimi và niken,v.v… Thiếu hụt lượng Magie cực kì nhỏ, hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, như bị co giật, yếu thần kinh, đau nửa đầu, co cứng co, rối loạn vận động,… Magie cần thiết cho sự ổn định điện từ của từng tế bào trong cơ thể. Nhiều người hằng ngày phải chịu sự đau đớn vì các bệnh khác nhau, mà không biết rằng đó là do thiếu Magie.

Magie có rất nhiều trong Muối miền Bắc Việt Nam.

Tóm lại: Uống một li nước biển miền Bắc ở Thái Bình, Nam Định mỗi ngày có thể làm điều hòa nhịp tim, hạ cholesterol máu, điều hòa và ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tránh đột quỵ, phòng chống các cơn đau thắt ngực,…

Theo y học cổ truyền Việt Nam, muối miền Bắc đã từng được coi như “một loại thần dược”, bằng phương thức sản xuất muối phơi cát của Bà Chúa Muối thì muối nơi đây (Thái Bình, Nam Định) mới có giá trị y học lớn, vì muối này có đầy đủ các nguyên tố khoáng của nước biển cũng như những nguyên tố khoáng có trong cơ thể con người. Đây chính là Giá trị Di sản Muối to lớn, công lao của Bà Chúa Muối để lại cho hậu thế. Hạt muối ở vùng Bà Chúa Muối chính là thực phẩm để bù đắp nguồn khoáng chất tuyệt vời cho con người. Uống một li nước biển miền Bắc ở Thái Bình, Nam Định mỗi ngày có thể làm điều hòa nhịp tim, hạ cholesterol máu, điều hòa và ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tránh đột quỵ, phòng chống các cơn đau thắt ngực,… Đây là một phát hiện rất lớn về mặt dinh dưỡng trong sản phẩm Muối Di sản Bà Chúa Muối. Mãi gần đây, những người làm muối như chúng tôi mới phát hiện được nó, dựa trên cơ sở của khoa học, số liệu của nhà dinh dưỡng .

Nhà sản xuất, nhà quản lý, nhà phân phối được nhận diện và kết nối trong tiến trình cho sự sẵn sàng tham gia hội nhập quốc tế FAO (là Tổ chức Nông Lương thế giới có trụ sở tại Roma (Ý) do Liên Hiệp Quốc sáng lập đầu tiên tại Canada (16/10/1945). Từ năm 2001, thương hiệu Muối Việt Nam có giá trị cao ở hai tỉnh Thanh Hóa, Nam Định (vì là Muối Mô) đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật và Mỹ (là những nước có nguồn muối công nghiệp cả trăm triệu tấn/năm). Người Nhật ghi nhận: Muối miền Bắc Việt Nam ngon, tốt nhất thế giới… Đó sẽ là mặt hàng chiến lược “Gạo và muối là an ninh lương thực quốc gia” (Võ Văn Kiệt), góp phần phát triển kinh tế thế giới và giải phóng nhân dân các nước thứ ba thoát khỏi nạn đói.

Tiếc rằng, hiện nay các đồng muối miền Bắc đang bị phá bỏ, để chuyển sang làm đầm nuôi tôm, xây dựng khu công nghiệp, v.v… Nếu không kịp có chính sách phục hồi di sản nghề truyền thống, cùng sự tuyên truyền rộng rãi về giá trị đích thực của hạt muối miền Bắc – loại thực phẩm thuốc này, thì chẳng bao lâu nữa, hạt muối quý giá này sẽ chỉ còn trong ca dao “Ai ơi chua ngọt đã từng/ Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau”.

Có thể nói rằng, đây là cuộc hội thảo khoa học của các nhà khoa học cùng chung một tâm nguyện làm hồi sinh Di sản Muối cổ, bảo vệ Di tích Phủ Bà Chúa Muối ở Tam Đồng.

Phạm Thanh Ngân, Thượng tướng, AHLLVT nhân dân, Trưởng Ban Tổng kết chiến tranh Trung ương, nguyên UVBCT, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị diện thoại đến Ban Tổ chức Hội thảo: - Xin vắng mặt có lý do, vì buổi chiều hôm đó tôi có cuộc họp quan trọng.

Trần Minh Thu

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/de-hieu-ro-hon-gia-tri-cua-hat-muoi-mien-bac-62040