Dễ mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm nếu dùng băng vệ sinh sai cách

Dùng băng vệ sinh (BVS) trong những ngày 'đèn đỏ' tưởng chừng vô hại nhưng nhiều thói quen của chị em có thể mắc nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Việc dùng BVS đúng cách rất quan trọng vì nó trực tiếp tiếp xúc với phần nhạy cảm của cơ thể. Thế nhưng, khi sử dụng mà không nắm rõ những nguyên tắc quan trọng thì vô tình lại làm tổn hại tới sức khỏe chị em.

Không kịp thời thay nhiều lần trong ngày

Nếu không thay BVS kịp thời, hoặc dùng quá lâu trong ngày thì vô tình sẽ tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, từ đó gây ngứa ngáy, mẩn đỏ và có mùi hôi. Mặt khác, việc để BVS quá lâu sẽ gây cọ sát và làm hăm đỏ vùng da này. Do đó, nên tuân thủ nguyên tắc cứ cách khoảng 3 - 4 tiếng thay mới một lần.

Dùng BVS sai cách có thể bị tổn thương nghiêm trọng

Dùng BVS có mùi thơm không đảm bảo

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại BVS với nhiều công dụng khác nhau. Nhiều người thường thích chọn mua những loại BVS có mùi thơm thế nhưng, nếu mua phải BVS không rõ nguồn gốc rõ ràng có thể chứa nhiều hóa chất độc hại như benzen, este... Đặc biệt, chúng còn làm tăng khả năng sinh sôi vi khuẩn, gây hăm da, kích ứng, mẩn đỏ, ngứa da…

Dùng BVS kém chất lượng

Mỗi tháng 1 lần theo chu kỳ nên không quá tiết kiệm mà mua BVS kém chất lượng. Việc sử dụng những sản phẩm không đảm bảo nguồn gốc có thể khiến vùng kín bị dị ứng. Ngoài ra, có những loại còn chứa sẵn vi khuẩn gây bệnh do không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất. Khi gặp môi trường lý tưởng sẽ sinh sôi và xâm nhập vào bên trong, từ đó gây viêm nhiễm phụ khoa nặng hơn.

Lạm dụng BVS hàng ngày

Tuy không chu kỳ nhưng nhiều người có thói quen vẫn dùng BVS hàng ngày. Thói quen này sẽ vô tình làm vùng kín bị ẩm, không thông thoáng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Để bảo vệ vùng kín tốt nhất, bạn chỉ nên dùng BVS hàng ngày khi thực sự cần thiết.

Lưu ý khi dùng BVS:

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì, thành phần cấu tạo và khuyến cáo của nhà sản xuất.

Chọn loại BVS có độ thấm phù hợp với lượng kinh của bản thân. Không nên dùng băng quá thấm, cũng không nên dùng loại thấm quá ít vì chúng sẽ làm ứ đọng hoặc trào ngược dịch, gây lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng…

Thay băng ít nhất 4-5 giờ/lần, không nên sử dụng những loại BVS “dùng một miếng cho cả ngày”.

Tùy thuộc vào ngày kinh để mặc loại băng đủ dùng, nên sử dụng xen kẽ BVS và các tấm lót bằng vải bông khi lượng dịch ít.

Không nên dùng BVS khi không có kinh.

An Dương (T/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/de-mac-benh-phu-khoa-nguy-hiem-neu-dung-bang-ve-sinh-sai-cach-d149910.html