Để nhiều người lao động tự nguyện tham gia

Công đoàn là tổ chức chính trị rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động. Để hoàn thành sứ mệnh chính trị của mình, một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn Thủ đô là tập hợp, thu hút người lao động bằng những hoạt động thiết thực nhất.

Sự vững mạnh của bất kỳ tổ chức nào cũng được thể hiện chủ yếu ở hai yếu tố: Đông về số lượng, vững về chất lượng. Chính vì vậy, công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở luôn là nhiệm vụ sống còn của tổ chức Công đoàn.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Ngô Văn Tuyến (ngoài cùng bên trái) thăm, động viên công nhân lao động ngành Dệt May Hà Nội sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Ngô Văn Tuyến (ngoài cùng bên trái) thăm, động viên công nhân lao động ngành Dệt May Hà Nội sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019

Xác định điều này, trong những năm qua, các cấp công đoàn Thủ đô đã tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các ban ngành, đoàn thể cùng cấp, tập trung bố trí mọi nguồn lực để thực hiện công tác này, đảm bảo tăng về số lượng, từng bước đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới.

Với sự nỗ lực, hàng năm và trong cả nhiệm kỳ 2013-2018, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở đi đôi với công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Nhiều mô hình mới trong công tác tập hợp, phát triển đoàn viên đã được triển khai thực hiện trong các cấp công đoàn Thủ đô.

Để vượt qua thách thực, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, trong thời gian tới, các cấp công đoàn cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên thành lập công đoàn cơ sở; kiện toàn, thúc đẩy hoạt động ban chỉ đạo phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các cấp.

Tuy nhiên theo tôi, giải pháp mấu chốt nhất để tổ chức Công đoàn tập hợp được đông đảo người lao động vào tổ chức của mình chính là xây dựng được niềm tin của người lao động với tổ chức công đoàn. Điều này có nghĩa rằng, tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ hơn về cả nội dung lẫn phương thức hoạt động.

Hoạt động công đoàn phải tập trung chủ yếu vào việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động như nâng cao hiệu quả công tác đối thoại xã hội và thương lượng tập thể, chương trình phúc lợi đoàn viên, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Khi hoạt động công đoàn thực chất và có sức cuốn hút, chắc chắn người lao động sẽ tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn và chủ doanh nghiệp sẽ ủng hộ việc thành lập công đoàn cơ sở cũng như tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn này là do nhận thức về Công đoàn của một bộ phận người lao động và chủ doanh nghiệp còn hạn chế.

Nhiều chủ doanh nghiệp, nhất là chủ doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa ủng hộ, tạo điều kiện để phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp mình, trong khi đó không ít người lao động chỉ quan tâm đến quyền lợi vật chất được hưởng khi vào công đoàn.

Khi chưa nhận ra điểm khác biệt rõ nét giữa đoàn viên công đoàn và người lao động không phải là đoàn viên, họ không muốn gia nhập công đoàn. Bên cạnh đó, mặc dù công tác phát triển đoàn viên vượt kế hoạch hàng năm, song số đoàn viên thực tăng vẫn không cao do số lượng đoàn viên giảm cơ học còn rất nhiều.

Thời gian tới, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hoạt động công đoàn gặp nhiều thời cơ nhưng cũng phải chịu nhiều thách thức. Một trong những thách thức đối với hoạt động công đoàn trong thời kỳ mới chính là vấn đề cạnh trạnh và thu hút đoàn viên với các tổ chức đại diện người lao động được thành lập ở doanh nghiệp. Nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở vì thế sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Để vượt qua thách thực, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, trong thời gian tới, các cấp công đoàn cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên thành lập công đoàn cơ sở; kiện toàn, thúc đẩy hoạt động ban chỉ đạo phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các cấp.

Tuy nhiên theo tôi, giải pháp mấu chốt nhất để tổ chức Công đoàn tập hợp được đông đảo người lao động vào tổ chức của mình chính là xây dựng được niềm tin của người lao động với tổ chức Công đoàn. Điều này có nghĩa rằng, tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ hơn về cả nội dung lẫn phương thức hoạt động.

Hoạt động công đoàn phải tập trung chủ yếu vào việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động như nâng cao hiệu quả công tác đối thoại xã hội và thương lượng tập thể, chương trình phúc lợi đoàn viên, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Khi hoạt động công đoàn thực chất và có sức cuốn hút, chắc chắn người lao động sẽ tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn và chủ doanh nghiệp sẽ ủng hộ việc thành lập công đoàn cơ sở cũng như tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động.

Ngô Văn Tuyến, Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ VN, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/de-nhieu-nguoi-lao-dong-tu-nguyen-tham-gia-94034.html