Để phát triển bất động sản công nghiệp thực sự bền vững

Trong xu thế thị trường bất động sản sẽ đi vào trật tự và ổn định hơn, khi được hưởng lợi từ nhiều yếu tố, từ bối cảnh cho đến chính sách…, phân khúc bất động sản công nghiệp Việt Nam có nhiều dư địa và cơ hội phát triển...

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2019: Bối cảnh mới – Chính sách mới – Cơ hội mới được tổ chức nhằm đem lại góc nhìn toàn cảnh, tầm nhìn và những khuyến nghị để phân khúc này phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

Diễn đàn tại Hà Nội thu hút đông đảo đại biểu tham dự (Ảnh: HNV)công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Ảnh: HNV)

Diễn đàn tại Hà Nội thu hút đông đảo đại biểu tham dự (Ảnh: HNV)công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Ảnh: HNV)

Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, ngành công nghiệp chủ đạo hiện nay phần lớn vẫn là ngành sản xuất cơ bản, chủ yếu là thâm dụng vốn lao động với hạ tầng, nhà xưởng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp nên đòi hỏi phải dịch chuyển sản xuất hàng hóa lên bước cao hơn: Những ngành nghề “xanh”, sử dụng lao động hiệu quả và hàm lượng công nghệ cao sẽ là thế hệ khách thuê bất động sản công nghiệp mới. Điều này đồng nghĩa với yêu cầu hệ thống bất động sản công nghiệp với tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn.

TS Cung nhấn mạnh, “Việt Nam đang có triển vọng tăng cao về nhu cầu bất động sản công nghiệp, cả về số lượng và chất lượng”.

Theo TS Cung, sức hấp dẫn của bất động sản công nghiệp của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực tiếp tục được thúc đẩy bởi các yếu tố: Chi phí lao động thấp; Giá thuê đất hợp lý; Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi; Sự tham gia vào các hiệp định thương mại; Lực lượng lao động năng động; Vị trí địa lý gần các nguồn tài nguyên và thị trường đích.. Tuy nhiên, phát triển bất động sản công nghiệp còn nhiều bất cập như: Hạ tầng kết nối đa phương tiện thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu; Mất cân đối giữa vận tải đường bộ và các loại hình vận tải khác như đường sắt, đường thủy…; vận tải hàng hóa đường bộ chiếm 77% tổng lượng vận chuyển hàng hóa của cả nước. Chi phí logistics chiếm gần 21% tổng GDP, cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực.

Thị trường khu công nghiệp (KCN) Việt Nam còn non trẻ khi đang trong giai đoạn khởi đầu: hạ tầng, nhà xưởng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp. Do đó, bất động sản công nghiệp phải thay đổi: từ cả định hướng chính sách của nhà nước và từ phía các nhà đầu tư trong đó, thay đổi cách tiếp cận về đầu tư bất động sản công nghiệp, các KCN cần gắn kết với các hạ tầng dịch vụ logistics, với hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; Gắn kết KCN với quá trình đô thị hóa và hướng đến phát triển bền vững trong các KCN – xây dựng KCN cộng sinh, sinh thái; thận trọng trong định hướng chính sách và quy hoạch hệ thống bất động sản công nghiệp trên cơ sở luận chứng khoa học, tránh cảm tính; dự báo tốt thị trường, quy hoạch có hệ thống, đảm bảo tính kết nối, đồng bộ, tránh đầu tư tràn lan, cắt khúc nếu không sẽ tạo ra sự cạnh tranh lớn và trong tương lai có thể tạo ra nguy cơ bong bóng về bất động sản: tập trung nghiên cứu và định hướng phát triển thị trường theo hướng khắc phục các thất bại của thị trường bất động sản công nghiệp để triển khai chính sách lựa chọn dự án đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư, đảm bảo các dự án bất động sản công nghiệp có hiệu quả nhất được lựa chọn và đảm bảo hiệu quả sử dụng đất…

Phân tích thêm về KCN, Ths. Trần Quốc Trung, Phó Vụ trưởng - Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, cần nghiên cứu, xây dựng và đa dạng hóa mô hình phát triển KCN như KCN sinh thái, KCN liên kết ngành, KCN hỗ trợ, KCN chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực đồng thời hoàn thiện quy định của pháp luật về mô hình KCN, đô thị, dịch vụ để phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Tin tưởng thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ phát triển bền vững, hiệu quả…/.

Lê Anh

Nguồn Đảng Cộng Sản VN: http://cpv.org.vn/kinh-te/de-phat-trien-bat-dong-san-cong-nghiep-thuc-su-ben-vung-520147.html