Đề tài làm 'đường tái tao' vẫn hấp dẫn bị ngành giao thông lãng quên ?

Trong nhiều dự án về Giao thông , tôi rất tâm đắc một dự án 'Giao thông cho Đồng bằng sông Cửu Long'. Đây là dự án rất hay có từ những năm 90 của thế kỉ trước và đang được áp dụng cho các nước nghèo hoặc những nơi hay bị ngập úng.

Hồi đó tôi còn khá trẻ, là PV truyền hình Việt Nam vác máy quay phim, xông xáo chạy dọc chừng 5 km không biết mệt vì đang được chứng kiến & thực thi một đề tài khoa học làm đường mới dựa trên nền đường cũ mà có thể chịu ngập khi bị triều cường như ở Long An, nơi tôi đang đứng là đường tránh TP Tân An, tỉnh Long An thường xuyên xảy ra úng lụt khi mưa lớn kéo dài và cả khi triều cường, anh Nguyễn Văn Ngọ ngày đó làm Giám đốc sở Giao Thông Long An.

Phóng viên tác nghiệp cảnh thi công đường ngập lụt ở Long An.

Đường cũ được cày lên, dùng xe phay nhỏ đất, đá, gạch hỗn đôn của đường cũ, dùng xe trộn phối liệu đất đá đã được phay nhỏ với xi măng mác thấp (P300 ) rồi máy lu, tưới, lu lèn...trộn có chất dung môi...tất cả đều nằm trong một dây chuyền, đường cũng đông rất nhanh, chỉ vài ngày là xe tải lại lăn bình thường... Để giúp ta và giới thiệu dây chuyền này, phía Nhật Bản đã xuất cho ta cả thiết bị và chuyên gia miễn phí... Qua thử nghiệm và tính toán, độ bền của loại đường này rất cao, không kém gì đường bê tông , nhưng giá thành chỉ bằng 1/3.

Đề tài bước đầu được áp dụng ở những vùng ngập lụt như ở Long An, sau áp dụng cho cả nước...Đối tác phía ta là Tổng công ty Xây dựng Giao thông 8, lúc đó anh Mai Đắc Hoạt là Tổng giám đốc. Ông tin tưởng giao cho giám đốc, trưởng đại diện phía Nam của Tổng 8 cả dây chuyền công nghệ đó đứng tên Việt Hùng nhưng chỉ làm được vài km, rồi cho toàn bộ dây chuyền đó... mất hút... Ông Hoạt nghỉ hưu và sau đó người ta cũng chả ai nhắc tới dây chuyền đắt giá đó...

Thiết nghĩ mất ngàn tỷ cũng chưa hại bằng không có công nghệ làm đường giao thông hợp với ta ... vừa tận dụng đươc đất đá cũ, vừa không ô nhiễm môi trường, vừa tiêu thụ được lượng xi măng mác thấp đang dồi dào.. giá làm đường chỉ bằng 1/3, tiết kiệm được rất nhiều. Hiện giờ và cả trăm năm nữa, đề tài "đường tái tao" vẫn còn là hấp dẫn đối với xây dựng giao thông không chỉ ở Việt Nam mà cả những nước đang phát triển. Rất mong lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải lưu ý đề tài bị lãng quên nêu trên.

Đào Hùng

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/de-tai-lam-duong-tai-tao-van-hap-dan-bi-nganh-giao-thong-lang-quen-a18821.html