Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019: Dễ hơn năm trước

Theo nhận định của thầy Nguyễn Quốc Chí về bộ môn toán, thầy cho biết: 'Đề thi năm nay không khó hơn đề năm trước. Cụ thể là hợp lý hơn rất nhiều về kiến thức và phân bố thời gian hợp lý để học sinh thực hiện bài thi'.

Sau 2 ngày kể từ khi công bố phương án thi, ngày 6/12, Bộ Giáo dục đưa ra đề tham khảo để thí sinh có định hướng ôn tập.

Theo nhận định của thầy Nguyễn Quốc Chí về bộ môn toán, thầy cho biết: "Đề thi năm nay không khó hơn đề năm trước. Cụ thể là hợp lý hơn rất nhiều về kiến thức và phân bố thời gian hợp lý để học sinh thực hiện bài thi".

Đề năm nay phân hóa rõ ràng từ câu hỏi số 40. Trong 30 câu đầu tiên bao trọn kiến thức cơ bản của môn Toán THPT. Vậy học sinh có ý thức trong việc học tập ôn luyện hoàn toàn có khả năng đạt 60% điểm bài thi một cách không khó khăn.

Đề thi sẽ phân hóa tốt hơn giữa nhóm học sinh trung bình khá và giỏi.

Đề thi sẽ phân hóa tốt hơn giữa nhóm học sinh trung bình khá và giỏi.

Từ câu 30-40 là nhóm câu hỏi đòi hỏi học sinh vận dụng thêm kiến thức nhưng ở mức độ không cao, với tôi đó là nhóm câu hỏi Khá. Từ câu 40-45, những câu hỏi cần sự tư duy, vận dụng kiến thức linh hoạt, không dập khuôn, đây là những câu hỏi cho các học sinh khá giỏi.

Với 5 câu hỏi cuối cùng, vẫn là nhóm câu hỏi tìm kiếm điểm 10 nên theo lẽ tất nhiên là thuộc dạng khó. Tuy nhiên theo nhận định của tôi , nhóm cuối này không khó như đề thi năm 2018. Tôi cho rằng đó là điều hợp lý sau một kì thi mà đề thi hơi quá sức với học sinh .

Những câu hỏi toán thực tế vẫn xuất hiện trong đề thi. Đây là xu hướng chúng ta cũng nên đón nhận, vì trước đây môn toán khá khô khan. Nhưng từ khi thi trắc nghiệm đề thi đã hay và “ bay bổng” hơn nhiều . Tạo cảm hứng cho người học mà không làm biến mất giá trị kiến thức.

Sau 2 năm thi dưới hình thức trắc nghiệm với hơn 10 đề thi Tham Khao và Chính Thức. Đề thi đã có những cải tiến đáng kể về mặt kiến thức và cách ra đề để hạn chế mẹo vặt trắc nghiệm kèm máy tính cầm tay. Đó là điều tích cực mà chúng ta rất nên đón nhận từ các chuyên viên ra đề của Bộ Giáo Dục. Tôi mong đề thi chính thức sẽ hay hơn và hợp lý như vậy.

Nhìn chung với đề thi như vậy sẽ phân hóa tốt hơn giữa nhóm học sinh trung bình khá và giỏi. Tuy nhiên để tìm ra những học sinh thật sự xuất sắc của toàn quốc thì nhóm 5 câu cuối hoàn toàn có thể nâng độ khó thêm một chút nữa.

Còn đối với cô Phạm Thị Thu Hương cho biết về bộ môn Văn, về cơ bản, cấu trúc đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giống như đề thi các năm trước đó, kiến thức tập trung vào lớp 12 (chiếm 50% tổng số điểm bài thi). Đề bài này không chỉ đòi hỏi học sinh vừa nắm chắc kiến thức mà còn cần có những đánh giá sâu sắc, nhìn nhận tỉ mỉ mới có thể xử lí được đề bài trên. Với đề minh họa trên, câu hỏi nghị luận văn học sẽ phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh.

Nhìn chung với đề bài này, học sinh muốn làm tốt không chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản, thành thạo kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học mà còn cần phải tư duy tổng hợp để bài viết chính xác và phong phú.

Một phần quan trọng nữa không kém là chúng ta cần phân bố thời gian hợp lí để làm bài. Thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Phần đọc hiểu, chúng ta cần dành 20 phút để làm; câu 1 phần Làm văn cần dùng 20 phút và còn lại câu nghị luận văn học nên dành cho 80 phút. Phân bố thời gian hợp lí cũng là một trong những bí quyết để có một bài làm tốt.

Trước đó, ngày 4/12, Bộ Giáo dục công bố phương án thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, giống với hai năm trước, mỗi tỉnh thành sẽ có một cụm thi do Sở Giáo dục chủ trì, các đại học tham gia phối hợp coi thi. Kết quả thi THPT quốc gia được dùng để xét tốt nghiệp THPT và là căn cứ xét tuyển đại học.

"Nội dung đề thi nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và có độ phân hóa phù hợp để cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh", thông báo của Bộ Giáo dục nêu rõ.

Quy trình tổ chức được điều chỉnh nhằm ngăn chặn gian lận như trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, trong đó đại học địa phương không phối hợp coi thi tại địa phương mình. Việc chấm thi trắc nghiệm do đại học chủ trì thay cho Sở giáo dục địa phương. Phòng chứa tủ đựng đề thi và bài thi có camera giám sát 24/24 giờ, dữ liệu được mã hóa để tránh can thiệp vào bài thi trắc nghiệm.

H.A (TH)

Pháp luật Net

Nguồn Pháp Luật Net: http://phapluatnet.vn/y-te-giao-duc/de-thi-tham-khao-thpt-quoc-gia-2019-de-hon-nam-truoc