Đề thi và gợi ý bài giải đề thi Ngữ văn vào lớp 10 Trường Chuyên Vĩnh Phúc

Số thí sinh dự thi vào Trường trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc là 1128. 9 lớp chuyên và 2 lớp phổ thông với tổng số 380 chỉ tiêu.

Đề thi môn Ngữ Văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trường trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc năm học 2018-2019.

Câu 1 (2,0 điểm).

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa.

Còn cô kỹ sư chỉ “ô” lên một tiếng! (...)Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015, trang 182)

a/ Xác định những phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)

b/Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)

c/ Tìm 2 phép liên kết được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

d/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp) của câu văn sau: Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.(1,0 điểm)

Đề thi Văn vào lớp 10 rất nhân văn

Câu 2 (3 điểm).

Viết đoạn văn trình bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống.

Trong đoạn văn có một câu văn chứa thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân thành phần đó) và một câu cầu khiến (gạch chân câu đó).

Câu 3 (5 điểm).

"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mấy sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa ! "

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..

(Bếp lửa-Bằng Việt, Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2015, trang 144).

Cảm nhận của em về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về tình cảm và suy tư mà Bằng Việt gửi gắm trong đoạn thơ.

Làm gì khi đề văn ngày càng mở?

A. Nhận xét về đề thi

1. Đề thi Ngữ văn dành cho tất cả thí sinh vào trường trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc 2018-2019 vẫn theo cấu trúc đề ba câu hỏi của năm học 2017-2018.

Đề vừa sức và trong chương trình, có sự phân hóa trong ý (d) câu 1 và câu 2, viết đoạn văn; ý nhận xét về tình cảm và suy tư của nhà thơ ở câu 3.

Với thí sinh học đều các môn tự nhiên và xã hội thì đề này nhiều em đạt điểm 6-7. Với học sinh dự định thi vào chuyên các môn xã hội thì đề bài có phần không khó để đạt điểm khá giỏi.

- Đề yêu cầu nêu cảm nhận về đoạn thơ liên quan đến tình cảm gia đình, tình bà cháu nhưng lại thêm phần “từ đó nhận xét...” sẽ gây khó khăn cho phần lớn thí sinh chưa quan tâm đến phân tích thơ và liên hệ.

Người ra đề đã theo cấu trúc đề trung học phổ thông quốc gia minh họa năm 2018 nhưng học sinh trung học cơ sở sẽ bỡ ngỡ, hoang mang không biết viết tách ra nội dung này (các em chưa biết kiểu câu hỏi này).

- Phần nội dung câu 1, có phần nhẹ nhàng là cơ hội giúp một số thí sinh giỏi môn tự nhiên tránh bị điểm thấp, khó chiến thắng các bạn học đều các môn.

- Câu 2, nghị luận xã hội, không có gì mới và lạ. Câu viết đoạn văn lại không đưa ra giới hạn số câu chữ nên dễ là cái bẫy nguy hiểm cho thí sinh bày tỏ suy nghĩ.

Đề tài quen thuộc, nếu không nói là cũ quá, trong sách văn mẫu, và vì quá rộng nên thí sinh tha hồ phóng bút. Nếu viết dài quá một trang giấy sẽ không còn thời gian cho câu 3 (5 điểm). Hai yêu cầu phụ viết câu có thành phần phụ chú và câu cầu khiến và gạch chân cũng dễ quên vì viết dài.

Đề Ngữ văn vào 10 chung cho thí sinh trung học phổ thông Chuyên của Vĩnh Phúc, nhìn chung vẫn hàn lâm, truyền thống như thế sẽ rất khó để người học người dạy thoát ra khỏi thứ văn mẫu thuộc lòng.

B. Gợi ý bài giải chi tiết

1. Yêu cầu chung

- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.

- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.

2. Yêu cầu cụ thể

Câu 2 (3 điểm)

a. Về hình thức

- Đảm bảo đúng chủ đề, đúng yêu cầu của đoạn văn nghị luận xã hội: 0,25 điểm

- Diễn đạt dễ hiểu, không mắc lỗi dùng từ, chính tả và ngữ pháp: 0,25 điểm

- Viết đúng câu có thành phần phụ chú: 0,25 điểm. Câu cầu khiến: 0,25 điểm. Gạch chân đúng mỗi câu 0,25 điểm.

b. Về Nội dung cần có:

- Ước mơ trong cuộc sống là những kế hoạch, là điều tốt đẹp và hạnh phúc con người muốn có. Mỗi người một ước mơ và đều mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài.

- Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

- Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào?

- Phân tích con người đi tới ước mơ có dễ dàng không?

- Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào? Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì.

Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người không hạnh phúc. Ước mơ lành mạnh, chính đáng và không lành mạnh sẽ đưa chúng ta đến đâu?

- Mở rộng trong xã hội ngày nay, bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ, không biết ước mơ.

- Chúng ta hãy xây dựng ước mơ và nỗ lực thực hiện ước mơ cho mục đích sống của mình.

Câu 3 (5,0 điểm)

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Nguyễn Văn Lự

Nguồn Giáo Dục VN: http://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/de-thi-va-goi-y-bai-giai-de-thi-ngu-van-vao-lop-10-truong-chuyen-vinh-phuc-post186902.gd