Di sản Việt Nam: Dòng chảy di sản

Luật Di sản văn hóa quy định có 4 loại hình di tích được xếp hạng gồm di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh. Trong đó chỉ có di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh là thuộc sở hữu của toàn dân, còn lại thì đa dạng về sở hữu và phần lớn thuộc sở hữu của tư nhân hay cộng đồng dân cư.

Thế nhưng thời gian qua, nhiều di tích thuộc dạng sở hữu này đang có số phận rất "thăng trầm", có những lùm xùm đòi quyền sở hữu như dinh thự nhà thờ họ Vương ở Hà Giang, có những nhà thờ của dòng họ ngập dột mà không được sửa, có những ngôi nhà cổ vào danh sách tu bổ mà người ở trong nhà không hề biết, chuyển ra ngoài để trùng tu rồi không được quay lại nữa, hay nhiều gia đình phải sống loay hoay và khổ sở trong di tích mà không có cả nhà vệ sinh, nhiều công trình có giá trị lại bị đập bỏ... vì vậy, nhiều người có ý định xin trả lại danh hiệu di tích, cũng công trình có giá trị không được công nhận di tích vì người dân không muốn bị ràng buộc bởi những quy định về quản lý di tích. Đây là cũng là bài toán mà Luật Di sản văn hóa sửa đổi lần này phải giải quyết và cũng là câu chuyện mà chúng ta cùng bàn luận trong chương trình Di sản Việt Nam hôm nay. Tuy nhiên trước tiên thì chúng ta sẽ đến với chuyên mục "Dòng chảy Di sản”, để cùng điểm lại những sự kiện nổi bật đã diễn ra trong tuần qua.

Mời quý vị và các bạn theo dõi!

Phan Xanh

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/di-san-viet-nam-dong-chay-di-san-203193.htm