Di sản Việt Nam: Nghệ nhân dân gian - Chìa khóa bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc

nghệ nhân dân gian được ví như con tằm rút ruột nhả tơ cả đời gắn bó với văn hóa truyền thống bằng niềm đam mê và sự cống hiến. Họ là những người thầy có thể không có 'thù lao' khi lên lớp, sớm tối say mê đến từng bản làng để sưu tầm, lưu giữ các nguồn vốn văn hóa như sách cổ, làn điệu, nghi lễ cổ truyền... Qua thời gian đã chứng minh những nghệ nhân gạo cội ấy đã và vẫn miệt mài trên hành trình gìn giữ nét đẹp văn hóa cùng với rất nhiều những ước vọng phát huy các giá trị văn hóa ấy trong tương lai. Mặc dù chúng ta đã có một số chính sách pháp luật nhằm ghi nhận những cống hiến của các nghệ nhân cũng như các chế độ đãi ngộ, hỗ trợ đời sống, khích lệ tài năng, đảm bảo các nghệ nhân yên tâm cống hiến cho các lĩnh vực văn hóa dân gian của dân tộc. Thế nhưng thực tế đã và đang chứng minh rằng vẫn còn rất nhiều những nỗi niềm cùng với bao trăn trở của không chỉ nghệ nhân, mà còn của chính những người làm công tác quản lý nhà nước vì chế độ chưa xứng với danh hiệu.

Vậy cần phải làm gì để tháo gỡ những vướng mắc đang còn tồn tại để các nghệ nhân yên tâm cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc?

Để cùng trao đổi về vấn đề này, ngày hôm nay chúng tôi đã mời đến trường quay của Di sản Việt Nam TS. Bàn Tuấn Năng - Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Rất cảm ơn ông đã tham gia cùng chương trình "Di sản Việt Nam".

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Linh Chi - Hải Linh

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/di-san-viet-nam-nghe-nhan-dan-gian-chia-khoa-bao-ton-va-phat-huy-cac-di-san-van-hoa-cua-dan-toc-201142.htm