Di tích cấp quốc gia đình Thạch Lỗi xuống cấp nặng nề

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đình Thạch Lỗi, di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia ở xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương hiện xuống cấp trầm trọng. Một bên mái đình phải dùng cột chống đỡ và có thể sập xuống bất cứ lúc nào.

Đình Thạch Lỗi nằm trong khuôn viên rộng hơn 1.000m2, được xây dựng từ thế kỷ 17 bao gồm các hạng mục: Tam quan, sân đình, 7 gian tiền tế, 9 gian đại bái và 3 gian hậu cung. Đây là nơi thờ 2 vị thành hoàng có công với nước từ thời tiền Lý là tướng Lý Bảo Quốc – người đã giúp vua Lý Nam Đế đánh đuổi giặc Lương (từ năm 545 đến năm 550) giữ nước Vạn Xuân và vợ ông là bà Vũ Thị Hương, người con gái của đất Thạch Lỗi xưa đã có công động viên nhân dân chăm lo sản xuất đóng góp lương thực cho quân sĩ đánh giặc.

Đình Thạch Lỗi nằm trong khuôn viên rộng hơn 1000m2, được xây dựng từ thế kỷ 17.

Ngôi đình được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1996. Khu di tích này gồm có các hạng mục tam quan, sân đình, 7 gian tiền tế, 9 gian đại bái và 3 gian hậu cung.

Nhiều hạng mục của Đình Thạch Lỗi đang xuống cấp nghiêm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào nếu không được tu bổ kịp thời

Trong kháng chiến chống Pháp, đình Thạch Lỗi là địa điểm liên lạc an toàn, bí mật cho các cán bộ cách mạng của huyện và tỉnh. Đến thời kỳ chống Mỹ, đình trở thành nơi cất trữ lương thực của huyện Cẩm Giàng, góp phần đáng kể vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

Ngôi đình được làm theo kiểu “Tiền nhất hậu đinh” - phần đại đình theo dạng chữ Nhất, phần hậu cung lùi về sau phát triển tạo thành chữ Đinh. Phần tiền tế có sự kết hợp của phong cách nghệ thuật trang trí của 2 thời kỳ Lê và Nguyễn. Tòa đại đình lại mang phong cách nghệ thuật trang trí cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Khu hậu cung tập trung trang trí với đặc trưng của nghệ thuật trang trí thời Lê.

Từ nhiều năm nay phần mái ngói phía đông tòa tiền tế phải gia cố bằng cột.

Đầu đao tòa đại đình phía tây bị gẫy cụt hàng chục năm nay cũng phải dùng cột và dây thép để chống đỡ.

Không chỉ có nghệ thuật trang trí, đình Thạch Lỗi còn lưu giữ được hiện vật từ nhiều thời kỳ lịch sử gồm các hiện vật bằng đá, bằng đồng, gốm, vải, gỗ như: Bia đá ghi công đức dựng đình từ thời Lê Trung Hưng, đỉnh đồng, đài đồng, 2 ngai gỗ, 17 đài gỗ, phướn, lọng…

Đình Thạch Lỗi được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1996. Xã Thạch Lỗi còn lưu giữ và bảo tồn được 9 bức sắc phong do các triều đại phong kiến ban cho vị thành hoàng của làng.

Trải qua nhiều lần tu sửa, phần kiến trúc trang trí của đình Thạch Lỗi tuy có sự đan xen và mai một song vẫn còn dày dặn, công phu mang những dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn nghệ thuật của các triều đại Lê, Nguyễn. Tất cả đã trở thành niềm tự hào của quê hương Thạch Lỗi.

Một số cột cái, cột quân bị mục. Nhiều rui, hoành, xà, vì kèo gãy hở mộng.

Hệ thống hoa văn chạm khắc, các hình ảnh là mây, rồng, phượng, hổ đứng, hổ nằm... với đường nét trau chuốt, bay bướm cũng bị mục nát không còn rõ hình.

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, ngôi đình Thạch Lỗi đã gắn bó và trở thành ký ức với nhiều thế hệ người dân nơi đây.

Với hàng trăm năm tồn tại, ngôi đình Thạch Lỗi đã gắn bó nhiều thế hệ người dân nơi đây. Hiện nay, nhiều hạng mục trong đình đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào nếu không được tu bổ. Phần mái ngói phía đông tòa tiền tế hư hại nên người dân địa phương hiện phải cấm trẻ em vui chơi quanh khu vực này để tránh những tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bà Nguyễn Thị Hải (80 tuổi), người dân Thạch Lỗi cho biết: "Ngôi đình này xuống cấp quá chúng tôi không làm gì được cũng xót xa. Nghĩ lại đến cha ông ngày xưa làm được cái đình đẹp thế này mà đến đời mình khó giữ được. Thôi thì trước là nhờ lòng hảo tâm của các mạnh thường quân sau là nhờ nhà nước, chứ nhân dân chúng tôi còn khó khăn muốn đóng góp cũng không có".

Những chỗ bị xuống cấp nặng nề như phần mái ngói phía đông tòa tiền tế hiện tại người dân địa phương phải cấm trẻ em vui chơi để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Danh Chuẩn (Ban khánh tiết di tích đình Thạch Lỗi) cho biết, trước lễ hội mùa xuân 2023, ban quản lý đã phải thuê thợ chuyên sửa đình từ Thọ Ninh (Bắc Ninh) về để gia cố lại phần mái phía đông, tránh lễ hội đông người sẽ tiền ẩn nhiều nguy hiểm.

Khu vực hậu cung là phần ít bị xuống cấp nhất. Đây cũng là nơi các cụ cao niên bàn việc làng vào mỗi dịp trọng đại.

Mái ngói phía đông tòa tiền tế phải gia cố bằng cột nhiều năm nay. Đầu đao tòa đại đình phía tây bị gãy, cụt phải chống đỡ bằng cột và dây thép. Một số cột cái, cột quân bị mục. Nhiều rui, hoành, xà, vì kèo gãy hở mộng. Hệ thống hoa văn chạm khắc, các hình ảnh mây, rồng, phượng, hổ đứng, hổ nằm... với đường nét trau chuốt, bay bướm cũng bị mục không còn rõ hình.

Đối với nhiều thế hệ người Thạch Lỗi như ông Vũ Đình Tùy (thôn Tây Chính), ngôi đình làng đã trở thành một phần của quê hương và máu thịt mình: "Tôi sinh ra và lớn lên ở đây, từ lúc còn nhỏ cùng bạn bè chăn trâu chăn bò, nhiều lúc nghịch ngợm vật nhau trên sàn đình vẫn dưới mái đình này. Đến thời điểm này ngôi đình đã bị xuống cấp kinh khủng. Mái đình này rất mát, vào mùa hè các cụ và các cháu ra đây rất đông. Dưới tình trạng xuống cấp như vậy các cụ nhà đình cũng chỉ biết chống đỡ tạm thời. Đây là di tích lịch sử cấp quốc gia, đến khi nào nhà nước có chính sách trùng tu thì nhân dân chúng tôi cũng góp sức ủng hộ".

Không chỉ người dân Thạch Lỗi mà các cấp chính quyền tại địa phương cũng rất trăn trở khi phải nhìn ngôi đình làng ngày một xuống cấp và có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Sinh ra và lớn lên ở Thạch Lỗi, Ông Vũ Đình Tùy (thôn Tây Chính) ngậm ngùi kể: “Tôi từ lúc còn nhỏ cùng bạn bè chăn trâu chăn bò, nhiều lúc nghịch ngợm vật nhau trên sàn đình vẫn dưới mái đình này. Đến thời điểm này ngôi đình đã bị xuống cấp kinh khủng. Dưới tình trạng xuống cấp như vậy các cụ nhà đình cũng chỉ biết chống đỡ tạm thời. Đây là di tích lịch sử cấp quốc gia, đến khi nào nhà nước có chính sách trùng tu thì nhân dân chúng tôi cũng góp sức ủng hộ”.

Ông Lê Quý Hậu - Cán bộ Văn hóa xã Thạch Lỗi cho biết: "Mặc dù địa phương cũng rất quan tâm, tuy nhiên để nâng cấp cũng như tu sửa được di tích đình Thạch Lỗi sẽ cần một nguồn vốn rất lớn. Thạch Lỗi là một vùng quê thuần nông nên không có nguồn kinh phí để đang bảo cho việc tu sửa lớn. Thời gian vừa qua địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương cũng đã cử đoàn công tác về khảo sát”.

Lớn lên cùng những kỷ niệm gắn bó với ngôi đình, ngày lễ hội háo hức chen chúc ở sân đình xem hát tuồng, đối với nhiều thế hệ người Thạch Lỗi ngôi đình làng đã trở thành một phần của quê hương và máu thịt mình. Không khỏi xót xa khi thấy ngôi đình từng ngày cứ dần xuống cấp, người dân địa phương nơi đây mong mỏi các ngành chức năng sớm quan tâm, tu bổ giữ gìn ngôi đình, trân trọng lưu giữ cho hôm nay và các thế hệ sau.

Cũng theo ông Lê Quý Hậu, sau quá trình khảo sát, đến nay các ban ngành cũng chưa có phương án cũng như bố trí nguồn kinh phí để tu sửa ngôi đình. Địa phương mong mỏi các cấp có sự quan tâm cũng như đầu tư kinh phí để tu sửa trước những hạng mục xuống cấp, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra trong quá trình tổ chức lễ hội hay những buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại không gian chung của đình.

CTV Tuấn Anh/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/di-san/di-tich-cap-quoc-gia-dinh-thach-loi-xuong-cap-nang-ne-post1046591.vov