Địa vị đàn bà con gái đối với đạo Phật

Địa vị đàn bà con gái ở trong xã-hội, so với bên nam giới, thua kém nhiều. Thỉnh thoảng cũng có một vài trang anh thư lẫm liệt, ganh tị với bọn râu mày, nhưng số ấy thật là hiếm lắm. Về phần học vấn, và tôn-giáo cũng thể. Vậy là tại làm sao?

Địa vị đàn bà con gái ở trong xã-hội, so với bên nam giới, thua kém nhiều. Thỉnh thoảng cũng có một vài trang anh thư lẫm liệt, ganh tị với bọn râu mày, nhưng số ấy thật là hiếm lắm. Về phần học vấn, và tôn-giáo cũng thể. Vậy là tại làm sao?

Nguồn: Tap chí Đuốc Tuệ số 16- 17

ĐỊA VỊ ĐÀN BÀ CON GÁI ĐỐI VỚI ĐẠO PHẬT

Bài giảng của cư sĩ Nguyễn Hữu Kha, giàng tại chùa Quán Sứ – Hà Nội

Thưa các cụ, các ông, các bà và các chị em

Tôi thấy cái địa-vị đàn bà con gái ở trong xã-hội, so với bên nam giới, thua kém nhiều. Thỉnh thoảng cũng có một vài trang anh thư lẫm liệt, anh tị với bọn râu mày, nhưng số ấy thật là hiếm lắm. Về phần học vấn, và tôn-giáo cũng thể. Vậy là tại làm sao?

Có phải tại nữ giới bầm-sinh vẫn kém thật, cho nên phải chịu thiệt thòi thể chăng? Vấn-đề này thật là nan–giải. Cứ thiên ý tôi thì tôi tin rằng lấy hiện tại mà nói thì nữ–giới bẩm thụ kém nam-giới thật. Song lấy cái nhân quá-khứ mà xét thì nam nữ không hơn kém gì. Sao biết?.

Vì rằng theo về thuần lý của Phật, thì cái thần người ta là bởi bốn phần lớn: đất, nước, gió, lửa hết lại thành thể xúc, bởi năm món sắc, thụ, tưởng, hành, thức hòa hợp lại thành linh-hồn. Cái thân đã bởi các phần khác nhau ghép lại, thì cái thân ấy là giả- dối, không phải là thực có, cho nên mới có già, có ốm, có chết, không sống còn mãi được. Sở dĩ có tiếng phân biệt là nam là nữ, là nơi vọng tưởng đó thôi.

Chúng ta nên biết rằng sau căn: mắt, tai, mũi, thân, miệng, ý cùng sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, súc, pháp cử tùy từng căn mà cảm nhiễm trần, căn trần hoa-hiệp, mới cảm sằng ra nam ra nữ.

Song, trong sáu căn đó, tuy căn nào có tác dụng riêng của căn ấy, như mắt thì thấy sắc, tại thì nghe tiếng vân vân, nhưng cũng đều gốc ả phần thức thứ tám, lên là A-lại-gia-thức nó sai khiến cả. A-lại-gia-lúc lúc là cái kho chứa muôn pháp muôn sự từ kiếp nào kiếp nào lời nay rồi.

Thí dụ như mắt trông thấy của chùa, thì nhận là cái chùa, đó là trong A-lại gia nó đã ghi cái tiếng chùa ấy từ bao giờ rồi, nên thấy cái chùa thì bảo là cái chùa, chủ thực ra thì có cái gì là cái chùa đâu. Ta phân ra nam ra nữ, cũng như thế vậy. Vì thế cho nên trong kinh Phật dạy, tới chỗ cùng tội, thì chỉ có nhất tâm thôi, không có nam nữ gì cả.

Nhất tâm, ai cũng như ai, cho nên kinh Hoa-nghiêm nói: “Tâm, Phật với chúng sinh, ba ấy có khác gì nhau”.

Kinh Kim cương nói: “Không ta, không người, không chúng-sinh… Pháp ấy binh đẳng, không có cao thấp”

Đức Thích-ca khi thuyết pháp cho mẹ rằng: “Chúng sinh sở dĩ không được giải thoát là bởi lòng tham muốn, hờn dân, si mê, cho nên cứ đọa trong vòng sinh tủ mãi, cầu cho sinh được lên cõi trời cũng còn khó, huống chi mong mỏi ra ngoài vòng sinh tử kia ? Như thế đều là vì ba món độc tham, sân, si nó làm hại cả, nếu muốn cần lấy cái quả giải thoát nhiệm mầu, thì phải chặt đứt cái gốc khổ ấy đi đã”

Ngài lại nói: “Lạ thay! hết thầy chúng-sinh trong thế gian, đều có đủ trí tuệ đức tưởng như Phật cả, chỉ vì lòng vọng tưởng chấp trước mà không chủng quả bồ đề.”

Ảnh mang tính chất minh họa.Nguồn: st

Đem luật đem kinh ra mà so sánh mà cân nhắc thi lôi dám quả quyết rằng nam nữ không khác gì nhau, khác hay không, là bởi hoàn cảnh hiện-lại và chế độ nhân-tạo mà chia ghê đó thôi.

Đàn ông, mới sinh đã được hấp-thụ ngay cái không khí phóng khoảng cao-xa, đã được hưởng các sự giáo dục chu đáo, mà đàn bà thì cất một tiếng khóc ra đời, đã bị cái không-khí chật hẹp đẻ nên nó hãm chặt ở trong xó nhà xó bếp, chẳng được bầu bạn cùng bút nghiên sách vở cho nên cái tầm con mắt chỉ thấy có một mình…

Còn hay đầu hơn kém, chỉ tập làm những việc nhỏ nhen lần mẫn, không thấy những công nghiệp lớn lao ở đời, không biết đến lời hay nét tốt của người trước, cho nên tâm địa hẹp hòi tán loạn, như thể mà bảo là hèn thì phải hèn thật, bảo là kém, thì phải kém thật.

Phật chế ra luật tuy rất nghiêm-ngặt, song thuyết ra kinh thì không phân nam nữ, chính là vì đó. Muốn biết rõ cái lý nam nữ không khác gì nhau, tôi xin dẫn mấy đoạn kinh và mấy chuyện xa gần để làm chứng thực.

Trong phẩm Đề-bà-đạt-đa, kinh Pháp-hoa nói rằng: “Ngài Tri Tích hỏi ngài Văn-Thù Sư-lợi rằng: kinh này rất thâm rất màu, là kinh rất báu trong các kinh, đời hiếm có lắm. Giả thử có chúng-sinh nào, chuyên cần tinh-tiến, tu- hành kinh ấy, có chóng được thành Phật không?”

Ngài Văn-thù Sư Lợi nói: “Có con gái Sa- Kiệt- La Long Vương, mới lên tám tuổi, trí tuệ sáng suốt, biết hết các căn nghiệp tu-hành của chúng sinh, được phép gìn giữ trọn lành, thụ trì được mọi lẽ bị-tàng rất thảm của chư Phật đã nói. Vào cõi thuyền-định rất thảm, thấu hết mọi phép. Trong khoảng giây lát, mở lòng bồ-đề, tới ngôi không lùi, tài biện bác lạ, yêu thương chúng-sinh, như thề con đẻ. Công-đức đầy đủ, lòng nghĩ miệng giảng, tinh vi mầu nhiệm, nhân nhượng từ-bi, ý chí hòa nhã, tới đạo bồ-đề.”

Tri Tích Bồ-tát nói: “Tôi thấy đức Thích-ca Như-lai còn phải tu bao nhiêu kiếp, khổ-hạnh lạ nhường, tích công a đức.Không ngờ người con gái ấy mới trong chốc lát mà đã thành bậc chính giác như thế!”. Nói chưa rứt câu chuyện, bỗng thấy Long-nữ hiện ngay trước mặt, cúi đầu kính lễ, đứng né một bên đọc kệ ngợi khen rằng:

Hiểu thấu tướng tội phúc

Pháp thân màu nhiệm

Cùng tám mươi vẻ đẹp

Trời người cùng trông mong

Hết thảy các chúng sinh

Lại nghe thành Bồ Đề

Tôi siển giáo đại thừa

Soi tỏ khắp mười phương.

Băm hai tướng tốt tươi

Trang nghiêm pháp thân này

Long thần đều cung kính

Một dạ tôn sùng cả

Chỉ Phật bay chứng minh

Độ thoát chúng sinh khổ.”

Lúc đó ngài Xá-lợi-Phật nghe đoạn mới bảo Long nữ rằng: “Người bảo ngươi tu chẳng bao lâu, được đạo nội lực, sự ấy khó tin lắm. Sao vậy? Vì rằng thân gái nhơ nhớp, không phải pháp khí, làm gì mà tu thành đạo vô-thượng được. Đạo Phật cao-xa, trải bao nhiêu kiếp, tu hành cần khổ, tu đủ mọi phép, rồi sau mới thành được lại làm thân con gái, còn có năm cái chướng:

1. Là không được làm Phạm Thiên Vương,

2. Đế Thích

3. Ma Vương,

4. Chuyển-luân Thánh ương

5. Thân Phật.

Như thế thì thân con gửi làm thì mà thành Phật mau thế được?” .Bấy giờ Long- nữ có một hòn ngọc châu báu, giá đáng 3 ngàn ngân thế giới lớn,cầm dâng lên Phật, Phật liền nhận ngay. Long-nữ mới bảo Tri Tích Bồ-tát và Xá-lợi-Phật rằng: “Các ngài coi tôi dâng ngọc cúng Phật thể có nhanh không?”

Hai ngài nói: nhanh lắm. Long nữ lại nói: “Đó các ngài lấy thần lực của các ngài mà coi tôi thành Phật, lại còn nhanh hơn thế kia đó”

Trong lúc đó cả hội đều thấy, chỉ trong nháy mắt, Long-nữ đã biến ra hình nam-tử đủ hạnh bồ-tát, sang ngay cõi đời vô-cấu bên phương Nam,ngồi trên tòa sen báu, thành bục chính-giác đủ ba mươi hai tướng lạ, tám mươi về đẹp, vì hết thảy chúng-sinh trong mười phương, diễn-thuyết phép màu. Lúc đó trong cõi đời Ta Bà bao nhiêu Bồ-tát, Thanh- Văn, Thiên, Long, Bát- Hộ, cho người, và loài không phải người đều xa xa trông thủy cảnh-tượng Long-nữ thành Phật mà thuyết pháp cho khắp cả hội trời với người.

Bấy giờ trong hội đều vui mừng khôn xiết, đều chắp tay hướng về đằng xa mà kính lễ. Không biết bao nhiêu chúng-sinh, được nghe phép tỉnh ngộ, tới bậc không lùi; không biết bao nhiêu chúng-sinh được thụ kí thành đạo. Trong cõi đời vô cấu. rung động sáu cách, ở cõi Ta-bà ba ngàn chủng sinh mở lòng bồ đề mà được thụ ký thành đạo.

Tri Tích và Xá Lợi Phật và hết thầy trong hội đều lặng yên tin theo. Xem đoạn kinh này biết thân con gái tu thành chính quả, mau biết chừng nào. Như ngài Xá-lợi-phất có tiếng là thông minh bậc nhất mà cũng còn mắc phải cái hoặc của A Lui Gia thức nó đã hàn làng tỉnh cấu trọng nam khinh nữ đến như thế thì chúng ta tu hành, phải biết mình còn làm lắm, chỉ có tin cái ý riêng của mình mới được. Thực thế, tôi xin dẫn một đoạn dưới này nữa, sẽ biết ngài Xá-lợi-Phật là làm thực.

Trong phẩm sở thuyết kinh Duy ma-cật nói rằng : nọ, trong gian nhà tu của ngài Duy-ma-cật có một nàng Thiên-nữ thấy các bực đại-nhân đến nghe thuyết-pháp đông lắm, nàng mới hiện thân xuống, lấy mấy thức hoa rắc lên trên mình mấy vị Bồ-Tát và mấy bậc đại đệ tử. Những hoa của nàng rắc xuống mình các vị Bồ-Tát thì rơi xuống ngay, mà rắc xuống mình các đại Đệ Tử thì hoa cứ dính chặt vào mình, đến nỗi mấy vị ấy dùng hết thần-lực mà cũng không rũ ra được.

Khi ấy nàng hỏi ngài Xá-lợi Phật rằng: “Vì cớ gì mà rũ hoa ấy đi?” Ông Xá-lợi-Phật nói: “Bởi vì hoa ấy chẳng phải phép chân-như, nên phải rũ đi”.

Nàng nói: “Xin ông đừng nói thế, bởi vì hoa nó có chút gì phân biệt đâu mà ông cứ sinh lòng phân biệt mãi như thế. Người xuất-gia đối với Phật-pháp mà còn có chỗ phân biệt, thế là chẳng phải phép chân như, mà thật không phân biệt chủ nào, thì tức là phép chân như. Coi như các vị Bồ-tát mà rắc hoa vào mình, hoa không dính được, đủ biết các ngài đã dứt hết cái lòng phân biệt rồi.

Còn các ông đây vì còn sợ sinh tử, cho nên năm món sắc, thanh, hương, vị và súc nó mới thừa cơ mà nhiễm được, cũng như người còn có tính sợ hãi, thì kẻ quấy mới nhân dịp mà khuấy rối được. Cho nên các tập quen phiền não kết nghiệp” chưa hết, thì hoa dính vào mình, nếu đã sạch rồi, thì hoa không dính đặng .”

Ấy đấy, cứ đọc hết đoạn kinh này mà suy nghĩ cho kỹ thì đủ rõ có gì là nam nói nữ đảm, mà còn có cái gì là có thực nữa đâu. Trong kinh Kim-cương nói:” Pháp gì mà bảo là Phật pháp, tức không phải là Phật-pháp ấy mới là Phật pháp ” chính là thế đó. Học Phật mà chứng giải tới chỗ đó là tuyệt phẩm cao siêu, ai dám bảo nữ tính không thanh cao siêu việt được nữa không?

Đây là tôi kể qua một vài đoạn đề làm tang chứng đó thôi, chủ các trang nữ giới tu-hành đắc đạo, liễu ngộ thuyền cơ thì thực nhiều lắm nói không viết được. Nay tôi lại kể mấy vị trong nữ-giới nước nhà đã ngộ đạo màu, đã chứng quả Phật mà còn có sách vở ghi chép, bia tháp lưu-truyền đến giờ để các giác hữu nghe.

1) Bà Man-Nương, con gái ông Ta-Đạt-Đa người tỉnh Bắc Ninh, tinh thông-minh lạ. Năm Đinh Mão niên hiệu Chung- Binh đời vua Hán Linh-để, có một cao tăng bên Ấn độ tên là Khâu Đà-La Chân Nhân sang ta truyền đạo. Cha bà rước về ở nhà, bấy giờ bà mới có 12 tuổi, cố xin học đạo, mới trong bảy ngày đã hiểu khắp mọi phép, nên chân nhân đặt cho pháp-hiệu là A Man Liên Nương và có thơ khen rằng :

“Con gái ông Tu có một người

Một người tuy gái cũng hơn đời

Ngày sau chắc hẳn thành tiên thánh

Phù hộ miền Nam phúc trạch dài.”

Quả-nhiên về sau bà làm được nhiều công đức cho đời lắm, nên đến nay cuối vùng Dâu-khảm trong hạt phủ Thuận-thành đều sủng-bái rất tôn-nghiêm. Cứ xét như sự tích bà nói rằng, thấy cầu vồng lao vào mình,rồi có thai, sinh ra hòn đá. Khâu-chân-nhân yểm vào trong cây đa, sau cây đa đổ, người ta lấy gỗ tạc tượng Pháp văn, Pháp vũ, Pháp-lôi, Pháp-điện và Thạch-quang đề thờ, uy-linh hiền hách, từ vua chi dân, đều cầu được lắm sự linh lạ.

Tôi từng sang tận nơi xem di-tích, còn có đủ cả tang chứng, cũng lấy làm lạ thay! Tôi thủy các chùa mà thờ Tử-pháp thi đều thờ thành ở giữa mà thủ Phật xung quanh, nên tôi có ý ngờ rằng có lẽ phép tu của Khâu-chân-nhân theo về Mật-giáo, cho nên mới hiện nhiều phép-thuật lạ-lùng thế chẳng. Song tôi xem những lời thơ của bà Man-nương còn truyền tụng lại, như bài chơi động Thanh-gi rằng:

“ Thợ trời trang điểm khéo ,

Ta vui ta biết không hề mách ai.

Bờ khe vách đá rong chơi,

Cõi trần mà lại có trời đất riêng.”

Bài trở về nhà tu rằng:

“Lọ là Thiên-trúc hồng-lai,

Quê nhà cũng sẵn có nơi tu-hành.

Tu là tu ở ngay mình,

Lâm-tuyền cũng được, thị-thành cũng hay.”

Xem hai bài thơ này bài trên thật có vẻ tiến-phong đạo cốt, không nhiễm mùi trần, bài dưới thì thẳng ngộ chân tâm, vào nơi chính định không còn cảnh nào nhiễm được nữa. Như thế thì cũng có thể tin rằng bà cũng đã ngộ đạo lắm vậy.

2. Sư cụ Diệu-nhân, cụ húy là Ngọc-kiều, là con gái ả Phụng-Loát nương, người làng Phù Đổng, huyện Tiên-du. Thiên-lư hiền-hậu, nói năng phép tắc. Vua Lý Thánh-tôn đem vào trong cung nuôi, khi trưởng-thành, lấy quan Mục châu Đăng là Lê thị, Lê thị mất sớm, thề quyết đứng góa, không chịu lấy ai nữa.

Một hôm than rằng :” Chao ôi ! ta xem hết thảy mọi phép trong thế-gian, y như một giấc mộng hão huyền, huống chi cái giàu sang mấy này, cậy làm sao được”. Kế đó, có bao vốn riêng, đem làm phúc hết, cắt tóc xuất gia, vào thụ bồ-tát-giới sư cụ Chân không chùa làng.

Giữ luật tinh nghiêm, tu thuyền thận mật, thấy tỏ đạo màu, nổi tiếng trong các ni-chúng. Có ai đến học, cụ tất truyền cho phép đại thừa và bảo rằng: “Cứ thấy tỏ bồn tinh thi vào đốn-môn (lợi ngay) cũng được, mà vào tiệm-môn tu dần cũng được.

Cụ thường ngồi yên lặng, ghét nói nhiều. Có một vị học trò hỏi rằng: “Hết thảy chúng sinh còn ốm, cho nên ta cũng ốm, làm sao thấy ghét thanh sắc thế”.

Cụ dẫn lời kinh mà nói: Nếu lấy sắc cầu thấy ta, lấy âm thanh cầu thấy ta, người làm như thế là tà đạo, không thể thấy Như-lai được.”

Vì có gì mà thầy hay ngồi lặng yên? Nguyên lai vẫn thế. Làm sao thầy không nói: “Đạo vốn không phải nói.”

Ngày mồng một tháng sáu niên hiệu Hội-tường-đại-khánh thứ tư trở bệnh, mới đọc bài kệ rằng: “Sinh, già, ốm, chết, Tự xưa thường thế. Muốn tìm lối ra, càng thêm chằng chịt. Mê cầu đạo Phật, hoặc cầu phép thuyền, thuyền Phật không cầu, câm miệng không nói.”

Đọc xong tắm gội sạch sẽ, ngồi kết già mà hóa, thọ 72 tuổi. Xem như sự-tích cụ Điệu nhân này thì cái nghĩa chân không ở trong Kim-cương đều thấu hết, mà mấy câu kệ đa lúc sắp tịch, thực là hiểu tới cái tinh thần đạo Phật, phát minh các lẽ sinh tử là tự nhiên thì cứ mặc tự nhiên, nếu chỉ chăm chăm cầu cho thoát ra thì không những không thoải ra được, lại càng mắc sâu vào nữa.

Cầu Phật tu thuyền cốt đề sáng lòng thủy tinh, tức là tỏ đạo, nếu làm đã mà hoặc thi còn cầu Phật cầu thuyền thế nào được nữa. Chủng giải như cụ, thiệt là cái nghĩa thứ nhất, thực là cái gương rất quý cho người tu-hành sau này.

Tị-Viên Công-chúa

Công-chúa là con gái quan Nguyễn-quốc-sư ở Đông – lúc phường, huyện Thọ-xương. Tư chất thông-minh, ng-nhan mĩ-lệ. Chúa Trịnh ép vào trong cung, nhưng công-chúa nào phải người thích phàm, bản tính thanh cao, ghét trần bẩn đục, nhất định xin xuất-gia. Chúa Trịnh không nghe, sai làm chùa ở trong hoàng-cung để công-chúa tu.Công-chúa cũng không nghe, mới làm một bài thơ yêu cầu với chúa, hễ chúa họa được xin ở lại, bằng không, xin cho tùy ý. Thơ rång:

“Chùa nho nhỏ,

Cảnh tiu tiu

Luống tay tiên bận dặt dìu,

Non nước nu na nu nống,

Cỏ hoa lồng hống lồng hiu.”

Chúa không họa được, dành phải đề cho công chúa đi tu.Công chúa liền tìm đến chùa Nhạn-tháp tức chùa Tháp là một ngôi chùa của Trịnh Quốc-mẫu làm nên, chính tòa chùa sắp một hàng, hai bên hành-lang giải như giấy phủ, cộng tất cả 112 gian, tượng Phật và các lô đều đắp rất tỉnh xảo, trông như người sống, nhà Bác-cổ cũng phải công nhận là tuyệt-xảo mà bảo-tồn, thực là một nơi danh lam thắng cảnh.

Chính vị Chuyết-công hòa-thượng là một vị cao tăng bên Trung-quốc cũng tu đắc đạo ở đấy, mà đời nối các tổ tu thành đạo lớn cũng rất nhiều. Công chúa đã có sẵn tuệ căn, lại làm được nơi hương hỏa quý báu ấy, nên là không bao lâu, đã được thần-thông diệu pháp, tục truyền rằng qua sông không phải dùng thuyền, chỉ thả cái nón tu lờ xuống mà sang ngay bên kia.

Làng nào có tật dịch, chỉ xin mấy chữ đến giản ở đầu làng là khỏi ngay. Vì thế nên vùng Bắc đã có câu lục-ngữ rằng: ”Thầy thuốc Lung-Kỹ, phủ thủy Bà-Viên. Hai ấy đã hèn, đó ai chữa được”. Hiện nay ở chùa còn có cái Tháp, trên đề ba chữ là Ni-châu-tháp. xung quanh chép tưởng sự tích.

Cả vùng dàn ấy cho chi tổng Tống- xã tỉnh Hải-dương đều phụng thờ tôn kính, cứ đến ngày 25 tháng hai thì lại rước xách tế lễ linh-đình. Một vị thiên-kim tiểu thư, tài mạo song toàn, lại được chúa yêu đến, gác tía cầu cao, vàng kho thóc đụn, cảnh trần ai đến thế, tưởng cũng là cùng cực rồi.Thế mà trút tôn vinh như rũ bụi trần, coi thoa xuyến như loài gạch ngôi. Cẩm bảo đồi dạng nâu sồng, cảnh vắng tim nơi tu đạo, có cái luệ căn luệ lực như thế, lẽ nào mà tu chẳng thành công !

Có nhiều người nói : về phần mộ đạo thì nữ giới có tinh cả nghe và dễ tin hơn nam-giới nhiều, nhưng nữ giới kém phần kiên-nhẫn, kém trí phán đoán, cho nên lòng tin không được lâu bền, lúc mới thì hăm hở, rồi sau lại chóng chán, và lúc khởi lòng tin không biết suy xét, cho nên bạ cái gì cũng tin, cái gì cũng theo.

Còn bên nam-giới thì khác hẳn, trước khi theo một giáo nào, hay một thuyết nào, cũng suy xét nội dung là thế nào, người xướng lên thuyết ấy là thế nào bấy giờ mới tin, mà đã tin thì lực hành một cách rất tinh tiến, rất kiên nhẫn, bởi thế xét đến sự thực vẫn có kết quả nhiều.

Điều đó quả là đúng thật. Tôi xin nói ngay sự trước mắt, từ khi hội Phật-giáo ra đời, những ngày khánh đản, những cuộc diễn giảng cứ trong ghế ngồi trong chùa hội quán này cũng đủ rõ rằng tấm lòng mộ đạo, nữ-giới chiếm đa số hơn nam-giới; nhưng xét vào lề trong, hỏi đến mục-đích hội Phật-giáo như thế nào, giáo-lý của Phật như thế nào, thì tôi dám chắc rằng nam-giới lại trội hơn nữ giới.

Vì sao thế vậy? Cứ như thiên ý tôi xét thì cũng không ngoài cái công lệ gia đình giáo dục và xã hội giáo dục nam nữ không đều nhau, chứ không phải tại nữ-giới kém trí thông minh, kém tính kiên-nhẫn. Muốn rõ sự thực, tôi xin các cụ, các bà và các chị em hay phóng tầm con mắt mà nhìn qua lịch sử hai vị Nữ Bồ Tát xuất hiện bên Âu bên Mỹ trong thế Kỷ vừa qua :

1. Bà Châu-a-Điềm (Jane Addame).

Bà người nước Mỹ, con một nhà thường-dân, mồ-côi mẹ sớm, thiếu người bù trì, nên sức vóc rất yếu-ớt, cồ và chân cỏ tật, cho nên đầu và đi tập tễnh, ai trông cũng thương hại, nhưng linh bà rất vui-vẻ, mà tri-thức mở mang rất sớm, nên mới năm sáu tuổi, đã có kiến thức như người lớn. .

Có một lần bà nói dối bố một câu, ngày chơi lăng quăng, đến tối đi ngủ, lương tâm phát hiện, tự thấy lỗi mình, tự trách mình hoài, trằn trọc trên giường không sao ngủ được, lòng lại nhủ lòng: ”Như thế này mà không đến tận mặt cha xin lỗi, thì lỗi ấy bao giờ sạch được”

Càng nghĩ càng sợ, hồi lâu quyết chí giờ dậy tìm cha. Lúc đó vào hồi nửa đêm, bốn bề lặng ngắt, trong nhà tối om, thế mà quyết lần từ trên gác xuống, đến tận phòng cha nằm, vừa thở hồn hển vừa kể lỗi đã nói dối cha mà xin cha tha thứ cho. Cha lấy làm vui vẻ lắm mới bảo rằng : “ Con yêu của cha ơi, con ngoan lắm, cha yêu thương con lắm, thôi con đi ngủ đi!”.

Được lời cha tha thứ, bấy giờ về mới ngủ yên. (Đó là cái tinh-thần sám- hối). Bà tự biết: mình có lật xấu, những ngại người ta chê cười đến cha, cho nên những lúc có khách khứa đông, thì bà lẩn một chỗ.

Khi cha ra nhà giáo-đường diễn giảng kinh sách thì bà núp vào một chỗ. Đó, vì một tấm lòng hy sinh cỏn con ấy mà khi lớn lên mới làm nên công nghiệp kinh thiên động địa.

Song, cha bà không lấy sự con mình xấu xa như thể làm thẹn, có một lần đối trước mắt công chúng, cha bà cúi đầu xuống bắt tay bà, đó tuy bởi tấm lòng yêu con và đùa con làm vui, nhưng từ đó bà biết rõ cha bà không lấy thế làm thẹn, nên bà không lần núp nữa. Hồi bà lên ba lên bốn, của bà lấy thêm một bà kể-mẫu, sinh được hai em trai, bà rất yêu dấu, ăn cùng một mâm, chơi cùng một chỗ.

Năm 12 tuổi, đã học qua tràng tiểu-học, cha bà cho vào trường Trung-học. Học trong một thời kỳ bốn năm, phẩm hạnh đã cao, lại học lại giỏi, cho nên chị em trong trường, ai cũng kính mến. Khi bà đỗ bằng trung-học rồi, liền đi du lịch các nơi thắng cảnh bên châu âu. Tầm con mắt càng rộng, phần tri thức càng nở.

Một khi đi du-lịch đến phía đồng thành Luân-đôn, thấy con trẻ mới độ sáu tuổi, đầu bù chân không, còng lưng làm trong xưởng thợ, không còn một chút gì là sinh thú của con trẻ nữa ; lại thấy một hạng đàn bà, vì phải đi làm thuê, bỏ con ở nhà, không ai coi sóc, đói khát nheo nhóc, cảnh rất thảm thương. Bà trông thấy tình cảnh ấy, ngẫm lại quê nhà, chắc cũng chẳng khác gì bèn động tấm lòng từ-bi, nghĩ riêng trong lòng:” Tình cảnh thế này mà mình không cứu, thì còn ai cứu họ nữa!”

Song lẹ một tay không nổi, mới đi tìm một vị đồng-chí lên là Sử-đạt (Miss-Slart) để bàn định công việc. Bà bạn lấy làm thích lắm, mới cùng nhau lập thành quy tắc; khi trở về, thuê một cái nhà cũ ở thành Si-calgo (Chicago) mà sửa sang lại thành một ngôi nhà sạch sẽ phong-quang, sắm đủ các tranh ảnh bàn ghế, bày biện rất có thứ-tự, để cho người nghèo có chỗ nghỉ.

Những người cực khổ ở trong thành ấy, phần nhiều là dân xử khác đến ở nhờ, họ vì nghèo khổ, nghe lời các bác lái buôn giàu đánh lửa đến đây làm sẽ trả lương nhiều, nên bỏ cả quê cha đất tổ mà đến ở đấy, từ cổ về thân, thì người ta đầy-đọa thế nào chả phải chịu. Cho nên cả nhà giả trẻ, từ sáng đến tối không được nghỉ một chút nào, thậm chí cha con không được thấy mặt nhau dưới bóng mặt trời nữa.

Bà Thủy rõ tình cảnh ấy, ruột đau như cắt, mà nghĩ mình là người xứ lạ, không dám đường đột làm liều, nên phải theo phương-pháp gián tiếp, lấy mỹ thuật làm món quà mát ruột cho những người khổ kia, mới thuê thêm khu đất quanh nhà, trồng các thứ hoa, buổi sáng buổi tối, đón các người khổ kia vào xem hoa ngắm cảnh.

Những người nghèo khổ được một chỗ họp mặt giải trí chẳng khác gì lại thấy cảnh quê hương, trong lòng yên ủi là nhường nào.

Bước đầu thấy có kết-quả tốt, bà liền linh đến bước thứ hai : Bà mở một sở kêu là ấu-trĩ-viên, đề trông nom những trẻ từ năm sáu tuổi giở xuống, vì bố mẹ chúng nó phải đi kiếm ăn, bỏ con ở nhà không ai coi-sóc, đầu đường xó chợ, bò lê bò-la, ăn uống bẩn thỉu, hại đến thân thể, chơi bời lếu láo, hại cả tinh thần, nuôi thành cái tính tập quen từ bé,lớn lên tất trở nên hạng tàn ác vô-dụng mà làm hại cho xã hội.

Bà thấy rõ cái hại ấy, nên mới lập ra nhà ấu-trĩ đề nhận trông nom giúp (như hội Tế-sinh ở Hanoi bây giờ). Bà hết lòng săn sóc như thể mẹ lành đối với con đỏ, nên lũ trẻ cũng coi bà như mẹ lành, từ đó dân nghèo trong thành đi làm ăn, cứ gửi con vào đây, chả còn nghi ngại gì nữa.

Bà lại thấy có nhiều bạn trẻ bé từ mười tuổi trở lên, đi học không có lương ăn, đi làm lười không ai thuê, cứ vơ vẫn ngoài đường, lũ năm lũ bẫy, đánh đảo, đánh định, ăn cắp ăn mày, quấy nhiễu mọi người, rất là khó coi, bà mới mở một sở gọi là Duyệt-thư-xã, mua những sách hay mà dễ xem, để cho chúng xem, thỉnh thoảng lại giảng cho chủng nghe, vì thế mà con trẻ nhiều đứa biết hối lỗi làm lành.

Ảnh mang tính chất minh họa.Nguồn: st

Lại có một phần con gái nhỏ đi làm bị thải, không chỗ nương thân, bà mới mở ra một sở gọi là Sở tập may để dạy chúng nó học thêu dệt, may vá, đan lát, không bao lâu đã nhiều đứa thành nghề khéo.

Bà lại mở một lớp học dạy về âm-nhạc, đề luyện tập cho bọn trẻ thích mỹ thuật. Về sau trong lớp ấy đã đào-tạo ra nhiều tay âm-nhạc giỏi có tiếng. Trong sở bà lại đặt riêng một khu dạy các đàn bà tập dệt lối mới. Hàng tốt đẹp, công làm rẻ, bán hạ giá, thu được rất nhiều tiền, không vì thiếu tiền mà ngăn trở việc phúc.

Ở trong thành Si-ca-gô, cũng có rạp hát, có nhà chiếu bóng, thường diễn các tích dâm đãng, làm bại thương cả phong-hóa, trai gái trẻ tuổi, mắc phải bả ấy, hai không biết là bao nhiêu. Bà thấy cảnh đảng thương như thế, nghĩ cách cứu vớt, lại phải theo cái tính thích ấy mà cũng mở rạp hát, cho diễn các tích có ý vị hay đề chấn chỉnh tinh thần cho bọn trẻ. Trước thì các người có học-thức thích, sau đến kẻ hư cũng tỉnh cơn mê mộng mà thấy tỏ dường quang, thực là làm đúng chữ ” tùy thuận chúng sinh, mà làm lợi ích” vậy.

Bà lại còn làm được một việc rất lớn, rung động cả thế- giới nữa. Việc đó là việc gì? tức là một đạo luật chung không được bắt trẻ con làm công quả làm giờ một ngày, và đàn bà trước sau kỳ sinh-sản, được nghỉ sáu tuần lễ mà vẫn được ăn lương. Đó là bà thấy rõ tình hình trong thành Si-ca-gô, các nhà công-nghệ giàu họ bắt nạt thợ thuyền khổ quá.

Bà thấy thể rất thương, nhưng nói với bọn phủ- thương, họ cũng chẳng nghe nào, nên bà phải vận động về mặt báo-chí ngôn-luận, mãi mãi thành ra nhiều người biểu đồng-tình mà chính phủ cũng can thiệp vào, đề định giờ làm việc, từ đó các công sở ở văn quốc cũng đều theo cả, tạo phúc cho nhân-loại lớn lao là nhường nào!

Ta xem lịch-sử của bà đủ biết cái lòng đại-từ, đại-bi của bà là thế nào rồi.

Trong kinh Bát-đại-nhân-giác có nói rằng: a Điều thủ tám phải biết rõ rằng: ”Cái cầu sinh-tử, nó nung nấu người, khổ não vô cùng vô hạn, nên phải mở lòng đại- thúc, tế-độ hết thảy. Nguyện xin thay cho chúng sinh, mà chịu các nỗi khổ-sở, khiến cho chúng-sinh được vui sướng thực”. Như bà thật đã làm trọn được những câu kể trên này vậy.

2. Bà Nam-Đinh Cách-Lan(Florence Nyhtingale).

Bà là con một vị học giả ở nước Anh, sinh năm 1820, tính bà nhân từ, từ thuở nhỏ. Lúc thơ bé hay chơi con búp-bẻ, lễ ẵm yêu dấu, như thề yêu người thật, có khi thấy hình như con búp-bé ốm, bèn đem đặt lên giường, gối đầu cho cao, vỗ lưng, xoa trán, mua quả mua bánh, đề ở bên mình, y như chắn nom người ốm vậy.

Mới mười hai tuổi, bà đã có chí dự bị những tài liệu để sau này ra làm việc, cho nên các khoa học như học tính, âm-nhạc, vẽ, chữ Anh, chữ Lạp-đinh, chữ La-mã, cho chí các việc thủ-công, khoa nào bà cũng học thông thạo cả.
Tinh bà rất thương yêu các giống động-vật.

Có một lần ra bãi cỏ chơi, thấy một ông già chăn dê xua ruồi đàn đề rất là khó nhọc, bà hỏi sao không kiếm người giúp hộ. Ông già núi : mọi khi nhờ có con chó Khắc-bát nó giúp, hôm nay bị một đứa trẻ nghịch ác ném đá nó què cẳng, không đi được, có lẽ vĩnh viễn không đi được nữa, cho nên lôi vất vả lắm..

Bà nghe nói chạy ngay đến gian lều của ông già, đầy của ra, thấy tiếng con chó ở trong sủa ra, bà lại gần, miệng huýt tay vẫy vỗ ý thân yêu, con cho nguẩy đuôi mừng, bà vỗ vào lưng nó, rồi xem đến đùi nó thấy vết thương sưng húp, bà liền đi kiếm bông kiếm giẻ, đun nước sôi buộc băng cho nó, nó liền đỡ sưng mà nằm yên, dương mắt tỏ ý biết ơn lắm.

Từ hôm đó, hôm nào bà cũng lại bỏ băng cho nó một lần, trong bốn năm hôm nó lại lành mạnh như thường và đi giúp ông già chăn dê được.

Lúc bà còn bé, không những bên hay cứu giúp các giống vật mà thôi, nhất là đối với người ốm, thì lại càng chăm chút lắm. Bà cho những sự trông nom các người già và trẻ bẻ là cái trách nhiệm của bà phải gánh, cho nên cứ một mục mà làm, không lẽ chán nản. Bà mẹ bà cũng là một bà rất giàu lòng từ-thiện, hay đi thăm nom các người ốm và các người hoạn hạn. Khi thì lấy lời an ủi, khi thì tặng cho quà bánh, có khi sai bà đem đi.

Bà được mẹ sai đem cho người ốm, thi lấy làm vui vẻ lắm. Nhiều khi bà ngồi bên người ốm lấy lời nói ngọt ngào an ủi, khiến cho người ốm quên cả sự đau đớn của mình. Đã một lần có một bà giả bị cảm phong hàn, phát sốt rất dữ, trông thấy cái gì cũng ghét, nào kêu nước nguội, kêu cháo đặc, kêu gối đau đầu, không có một cái gì là vừa ý mà chỉ kêu cho mau chết.

Người con gái bà ta sợ cuống không biết làm thế nào nữa. Sau trót bà ta nói: Mày đi mời cô Nam-Đinh Cách-Lan lại ngay đây hoa may cô ấy mới giúp được ta một chút. Người con gái chạy đến tìm bà lại, một lát, trên má bà già đáng thương đúng sự kia đã nở ra vẻ cười rồi, trong lòng rất yên ổn, bao nhiêu thứ trước ghét, lúc đó đều khen tất cả.

Không phải bà có phép thuật gì đâu, bà chỉ có cái vẻ từ bi đáng yêu và tiếng nói trong trẻo đáng yêu, khiến cho người ốm trông thấy, nghe thấy, phát sinh ra sự vui sướng mà được thế thôi. Chúng ta phải biết, không những bà đối với bà già ấy mới thế đâu, bà đối với hết thầy người ốm đều như thế cả.

Năm bà hai mươi tuổi có tổ-chức ra một lớp học chủ nhật cho các đàn bà con gái học.

Cha bà là một nhà quý phái, muốn cho vợ con cư xử theo lối thượng-lưu, cho nên đem cả gia-quyến vào ở giữa kinh-thành Luân-đôn đề hưởng sự khoái lạc. Cứ như người khác thì được cái địa vị ấy đã ra dáng kiều quý, lên xe xuống ngựa rong ruồi xuốt ngày cho no lòng mãn chi, còn hơi đâu nghĩ đến người nữa. Nhưng bả thì không phải là người thế. Bà thưởng nghĩ rằng :

“Trời sinh ta ở trên đời này, khiến cho la được hưởng sự giáo-dục cao thế này là để làm gì đây ?— Là để cho ta mưu- sự khoải-lạc cho người đó, là đề cho ta mưu-sự hạnh-phúc cho xã-hội đó. Ta phải toan lo làm sao, mới không phụ lòng trời đã hậu cho ta có cái tài năng này và xoay cho ta cái cơ- hội này “

Bà nghĩ như thế nên bà nhất quyết làm cho đạt cái mục-đích, hy-sinh cái của mình có sẵn mà ra tay tế-độ vớt người trầm-luân. Bước đầu tiên bà đi du-lịch các nơi, để xem xét công việc khán-hộ. Lúc đó cái quan-niệm về việc khán -hộ của nước Anh hãy còn kém lắm, chỉ những con nhà hèn hạ mới lập, còn con nhà cao quý không ai thèm làm, vì thế nên công việc săn sóc trong các nhà thương hiếm người có lòng tử-tế.

Trừ các bà sơ ra, dặt lũ đầu trâu mặt ngựa, người ốm trông thấy họ cũng đã sợ mất vía rồi. Bà trông thấy tình cảnh người ốm thống khổ như thế, bất giác ứa nước mắt ra mà tự ngẫm nghĩ, càng thấy cái trách nhiệm của mình lại càng nặng nề lắm. Từ đó bà rời quê cha đất tổ, sang thẳng bên Đức, là một nước huấn luyện phương pháp khán-hộ rất tinh tường hơn nước Anh.

Bà học ở nhà thương bên Đức hai năm, khi biết đủ phương-pháp rồi bà liền sang qua kinh-thành Pa-ri, thình lình bị cảm phải vào nhà thương. Bà được nhờ tay các khán-hộ nước Pháp trông nom rất châu-đảo, nên tấm lòng thương người ốm và cái thi cứu giúp người lại càng tăng tiến thêm lớn. Khi về đến nhà, được ít lâu thì chính phủ Anh mời bà ra làm chức Giám sát các khán-hộ-phụ.

Bà làm việc lao-lực quá, tinh- thần dần dần suy kém, đến lúc yếu quá phải cáo về nhà đường bệnh và dự bị làm nên sự-nghiệp lớn ở trên cõi đời. Năm 1855 nước Anh nước Pháp đồng-minh đánh nhau với nước Nga ở Cờ-ri-mi (Crimea), quân lính chết ngổn ngang, lại thêm trời rét như cắt, tuyết xuống đọng trên mặt đất đến ba thước, quân lính bị thương quần áo máu-me bè-bết, nằm trên mặt đất, đói rét thống-khổ chẳng ai trông nom, người không đến nỗi chết cũng phải chết, tình cảnh rất là thê thảm.

Bà biết tin ấy, liền đi rủ các bạn đồng chí, được tất cả hơn ba mươi ba khán-hộ, tình-nguyện đến nơi chiến-trường cứu giúp quân lính. Đi ròng rã một tháng trời mới đến, thế mà bà xếp đặt trong 24 giờ đồng hồ, trong rạp đã có mấy trăm người trông thấy một vị tiền thư mũ trắng áo thâm, mặt tươi như hoa vội vội vàng vàng trông nom cho mình có chỗ mà yên nghỉ rồi.

Một hôm bà thấy năm người nằm bên tường mê- man bất-tỉnh, thầy thuốc nói không thể nào cứu được nữa. Bà nói với thầy thuốc xin cứu giúp họ một đêm. Thầy thuốc nói :” Cứu thì cứ cứu nhưng tuyệt vọng rồi, chủ làm gì được nữa ”

Đêm hôm ấy bà cùng một bà bạn nữa đến bên người ốm để trông nom xoa bóp. Người ốm có lúc sực tỉnh, đã thấy có người nhét bánh vào miệng cho ăn, đồ sữa cho uống, lại lấy nước nóng băng chỗ bị thương và lấy lời ngọt ngào an ủi, đến sáng hôm sau, họ đều bớt nhức, thầy thuốc xem lại lấy làm lạ quá, vì rằng chính mình xem thấy bệnh đã tuyệt-vọng rồi mà qua tay bà trông nom một đêm, bệnh thể đã bớt nhiều và có hy-vọng nhiều lắm.

Từ đó số linh bị- thương mỗi ngày một nhiều, mà các đồ ăn nằm cái gì cũng thiếu, một tay bà kinh-doanh cực kỳ lao khổ, mà người ốm cũng rất khổ-nạn, vi rằng trời thì rét dữ, chăn chiếu không đủ, thậm chí ba bốn người phải chung một giường một chăn, trong nhà thương y như một cái thành sầu vậy.

Song lẽ tình cảnh thì rất thê thảm, nhưng nhờ có bà hết sức trông nom, cho nên tấm lòng kẻ ốm, cũng cảm-kích cái đức từ-bi của bà mà lự yên-ủi được. Thường thì đêm hôm, mọi người đều ngủ yên. còn một mình bà tay xách một cái đèn con, đi đi lại lại bên giường người ốm, để săn sóc họ.

Có một lần một người lính trẻ bị đạn gẫy tay, đau quá không thể ngủ được, cứ nghiến răng lại mà lăn lóc ở trên giường, có lúc chừng hai con mắt nhìn những người khác ngủ mà xuýt xoa. Dang lúc thảm-sầu, bỗng thấy của phòng sẽ hé, một ánh sáng nhỏ chiếu thẳng vào giường mình, liếc mắt nhìn ra, thoảng có một cô gái trẻ tay đeo nhẫn vàng, ở ngoài đi vào, lại khép cửa lại.

Người con gái ấy mình mặc áo đen, đầu đội mũ trắng, tay cầm cái đèn con, hình dong óng ả, coi đáng yêu quá Người linh trẻ trông thấy, con mắt mở to, nâng cái cánh tay bị thương lên trên, kéo khăn phủ lại, rồi nằm im để chờ người lại thăm.

Người con gái ấy bước vào trong phòng, đi qua mỗi giường, tại đứng lại một tí, xem thấy người ốm ngủ yên, mới đi đến giường khác, hễ người ốm nào còn thức thì lại se sẽ yên-ủi mấy câu. Một lát đến giường người lính gẫy tay, se sẽ vỗ tay vào chăn, yên-ủi mấy câu rất ngọt ngào rồi thủng thỉnh đi. Người ốm trông thấy cái vẻ mặt tươi như hoa, lồng bóng đèn vào, càng thêm óng ả, nên khi người con gái đi rồi, liền hôn vào bóng một cái rồi thiêm thiếp ngủ yên, vết thương cũng bớt dần, rồi lại khỏi như thường.

Những công lao bà đã làm trong nhà thương, nói không thề viết, nay dẫn mấy lời của người ốm viết về bà, đủ biết qua cái lòng thương người của bà như thế nào và lòng người kính mến bà như thế nào! Một người lính viết thư về nhà có nói rằng:” Chúng tôi gọi Nam-Đinh Cách- lan là sứ nhà trời. Nếu có bà ở gần, thì không ai là không thích làm thiện“.

Một người viết rằng: “Trước khi chưa có bà Nam-Đinh Cách-lan, chúng tôi thề phải khuấy rồi, khi có bà đến liền thấy yến lặng như ở nơi giáo đường.” Một người viết rằng: “Bà Nam-đinh Cách-lan nói chuyện với chúng tôi, bao giờ cũng có vẻ vui cười, tiếng nói dịu dàng, hay se sẽ gật đầu, tỏ ý đáp lại câu chuyện của chúng tôi. Cho nên khi bà đi rồi, chúng tôi liền hôn theo cái bóng của bà.”

Ngoài binh lính ra, lại còn vợ lính, ở xa đến thăm chồng, có người đến đấy mới đẻ, chỗ ăn chỗ ở không có, tình cảnh rất thảm thương, lại phải dựng thêm một trại con gái nữa đề trông nom việc đó.

Vi bà làm nhiều quá, tinh thần thân thể sức đều sút, cho nên hốt nhiên phát sốt. Thầy thuốc nói cần phải đưa lên nhà thương trên núi mà điều trị mới có thể khỏi được. Lúc đưa bà đi, không một người nào không khóc nức nở, vì trông thấy bệnh tình bà đã nguy hiểm lắm, cái ngày từ đã cõi trần, không còn mấy nữa. Bất nhật tin bà sắp chết đồn vậy các nơi, bao nhiều quân lính bị thương đều tình nguyện cầu trời xin thể mạng cho bà.

Hết thảy các hạng người trong nước Anh đều lo-lắng sầu não như thể nhà nước sắp có lại vạ lớn sắp tới vậy. Qua mấy hôm sau, tin mừng bà đã khỏi sốt đưa khắp các nơi, ai nấy đều mừng nhảy người lên. Lúc bà nằm ở nhà thương, chính quan Nguyên-soái cũng đến chúc của nhà thương từ năm giờ đề hỏi thăm tin bà.

Bà tuy khỏi sốt, nhưng người còn yếu, thầy thuốc khuyên bà về nghỉ, và nhất định không về, vì công việc bề bộn, người ốm còn đau đớn, bà không thể nào bỏ giữa đường cho đành. Chưa bao lâu việc chiến tranh đã kết liễu, binh linh nước nào về nước ấy.

Tiếng hoan hô vậy cả trời đất. Bên nước Anh, là vua chi dân, không ai không cảm kích cải công nghiệp của bà mà cùng nói rằng: “Bây giờ chúng ta dùng cách gì mà bảo đáp ơn bà?”

Các bạn thân bà nói:” Nên gom liền lại làm một cái nhà thương, lấy tên bà mà đặt tên nhà thương, khiến cho đời sau nhớ ơn bà mãi, Trong một năm số tiền quyên được làm một tòa nhà thương rất lớn mà vẫn còn thừa nhiều. Bà khuyên đem sang cùng nước Pháp, để giúp nạn vỡ đường.

Khi bà trở về nước, toàn thể quốc dân đều mong ngóng cái kỳ bà về đến nơi để tổ chức một cuộc đón rước cực kỳ long-trong. Sau mãi chẳng thấy tăm hơi gì cả vì bà đã cải trang mà đi lên về nhà rồi. Nhân dân biết tin, liền đem số tiền định làm việc đón rước ấy đưa đến tặng bà. Bà đem ra làm một cái trường lớn đề huấn luyện các khán-hộ-phụ

Xem như chuyện hai bà đấy, chúng ta thực không thể nào dám bảo nữ giỏi kém tính kiên nhẫn và kém chí thông minh được nữa. Chúng ta nên biết rằng hai bà sở dĩ làm nên được công-nghiệp lớn lao như thế, là nhờ ở cùng phu học tập và từng trải, mà lại cốt nhất là nhờ sức tin của Tôn giáo, cho nên làm được đầy đủ đạo nhân từ.

Ngắm lại xã hội ta xưa, cũng không thiếu gì gì các bà tu giỏi, nhân đức, chỉ vì sự giáo-dục không tốt và sự sang trọng của xã- hội thấy kém, cho nên không thấy công-nghiệp rõ rệt đó thôi.

Tôi còn nhớ phẳng-phất một bà ở về vùng Phú Xuyên xuất tài, xuất lực, trồng hai dặng đa giải tới mấy cây số đề cho người đi đỡ nắng, vì con đường ấy, hai bên là đồng chiêm cả, về mùa gặt hái nhiều người chết ngã nắng lắm, nên bà mới phát tâm làm một việc ấy, tuy so với cái sự nghiệp hai bà ở Mỹ kể trên kia chưa thấm vào đâu, nhưng một tấm lòng nhân thì cũng như nhau vậy.

Tục còn truyền một câu nói rằng :” Đi qua cầu anh cần em, ngoảnh lại mà xem rặng đa bà chị” chính là tích chuyện ấy, tiếc rằng tôi không khảo sát được kỹ càng để nhắc lại cho giáo-hữu nghe.

Bây giờ, sự học đã mở mang, đàn bà con gái, cắp sách nào trường cũng đã nhiều lắm, coi bề ngoài cũng có vẻ đáng tự hào rằng ta nay đã hơn các chị em bạn gái ngày xưa nhiều; ta đã có địa-vị ăn nói ngang với nam-giới rồi, không phải vùi đầu trong công việc niêu tương trách mắm nữa, không phải tủi với manh áo tứ thân, cái siêm ba bức nữa, mà nhảy lên xe bóng lộn, cuốc đôi giầy để cao, ăn trắng mặc trơn, sống một cách thần-tiên cao-quỷ, thế mà xét về thực-tế thì thế nào?

Trong chỗ trông nom trẻ con, nơi cứu-tế người già ốm, các vị hữu-tâm thế đạo, chỉ lẻ tẻ có mấy người, ngoài ra chỉ thấy tấp nập ở bến bờ hồ, chen chúc ở trong buồng múa, làm cho cha mẹ lo sầu, làm cho gia đình đổ rấp, chả thấy có cái gì là đáng ghi trong sự học vấn cả, than ôi!

Thuần phong suy lụi, phồn hoa say đắm thuyền quyên; Thế thái kiêu sa, sóng dâm đãng số nhào thục nữ. Nếu không sớm tỉnh lại mà tu-thân luyện-tính, tích-đức vun tài, thì rồi đây cùng ngã càng đau cùng đọa càng sâu, đến lúc sóng bể khổ tung qua tầm mắt, nước sông nữ tràn ngập đường đi, thì cầu cho được như ngày nay, cũng khó lắm rồi, còn nói chi đạo nữa. Các bậc đại-đức xưa kia nói rång:

” Kiếp này chẳng độ thân này,

Kiếp nào lại độ thân này nữa ru

Đừng toan già mới tin theo đạo

Bao nấm mồ hoang giặt thiếu niên.”

Thế thì chúng ta càng biết rõ rằng được làm kiếp người, thực là khó lắm, mà đã được làm người thì bất phân nam nữ, ai tu cũng được, ai học cũng hay. Tôi xin hưởng lên Tam bảo nguyện rằng các cụ các bà và các chị em đã biết quy Phật rồi nên tin lời Phật, gắng sức ta lên, sử được tỏ lòng thấy tinh, thấu-đạo Bồ-đề, chớ có tự ngăn cấm mình, tự hạ giá mình vào địa vị kém hèn mà lỡ cả việc lớn của đời mình.

” Đặt quyển sách vắt tay nằm nghĩ,

Hễ làm người dạy kỹ thì nên,

Phấn son dù chẳng bút nghiên,

Cũng nhân-tâm ấy thiên-lý nào.”

Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ số 16- 17

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/dan-ba-con-gai-doi-voi-dao-phat.html