Dịch bệnh cũng đừng bỏ lỡ lịch tiêm chủng

Tình hình dịch bạch hầu ở Tây Nguyên vẫn chưa hết và các bác sĩ lo lắng nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra thêm một lần nữa nếu người dân bỏ lỡ tiêm chủng cho con.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh sẽ lo ngại mà không cho con đi tiêm chủng. Bác sĩ Phạm Thị Ngoan – Phòng tiêm chủng, Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết cha mẹ nên cẩn trọng và tiêm cho trẻ đúng lịch.

Bác sĩ Ngoan cho biết trong thời gian dịch Covid-19 giai đoạn trước nhiều bố mẹ có tâm lý lo sợ nên không đưa con đến nơi đông người, tác động từ ‘anti vắc xin’... đều là những lý do làm gián đoạn tiêm chủng ở trẻ em. Do đó vùng trũng tiêm chủng tạo cơ hội cho dịch bệnh phát triển thêm.

Cần tiêm chủng cho trẻ đúng lịch

Cần tiêm chủng cho trẻ đúng lịch

Bác sĩ Ngoan khuyến cáo, trong tình hình hiện nay, cha mẹ nên chia mức độ ưu tiên lựa chọn vắc xin cần thiết trong giai đoạn dịch bệnh này.

Vắc xin phải thực hiện đúng lịch:

Lao và viêm gan B sơ sinh, huyết thanh viêm gan B (đối với trẻ sinh ra bởi mẹ nhiễm virus viêm gan B)

Vắc xin tiêm sau phơi nhiễm mầm bệnh: dại, uốn ván- bạch hầu - ho gà, viêm gan B, sởi -quai bị -rubella, thủy đậu

Vắc xin có thể dời lại nhưng không quá 1 đến 2 tuần, thường đó là lịch tiêm cơ bản những vắc xin của trẻ dưới 2 tuổi - 2 tuổi rưỡi:

Lịch cơ bản của vắc xin uốn ván- bạch hầu - ho gà, viêm gan B, bại liệt, Hib ( vắc xin 6in1/ 5in1), phế cầu, tiêu chảy do rotavirus, sởi -quai bị -rubella, viêm não Nhật Bản. Tiêm phòng cúm 2 mũi đầu tiên

Vắc xin có thể trì hoãn từ 2 đến 4 tuần bao gồm cả những vắn xin có lịch tiêm nhắc: Mũi nhắc lại của uốn ván- bạch hầu - ho gà, bại liệt, Hib, phế cầu Thủy đậu, viêm gan A

Vắc xin cứ từ từ tiêm, trễ trên 1 tháng cũng được hoặc chờ đến khi dịch bệnh ổn đã rồi đi tiêm:

Vắc xin phòng HPV (ung thư cổ tử cung, sùi mào gà)

Vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu - ho gà ở trẻ lớn và người lớn.

Lưu ý, khi cho trẻ đi tiêm phòng, cha mẹ nên thực hiện tốt phòng dịch. Trẻ lớn có thể cho đeo khẩu trang để bảo vệ cá nhân trẻ. Với trẻ nhỏ, nên cho trẻ quay mặt vào lòng mẹ hoặc có thể đội mũ có trang bị thêm khăn voan.

K.Chi

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/dich-benh-cung-dung-bo-lo-lich-tiem-chung-259913.html