Dịch chuyển lao động trong cộng đồng ASEAN: Cơ hội và thách thức

Sự dịch chuyển lao động có kỹ năng sẽ tạo ra cơ hội hấp dẫn cho người lao động trong khu vực ASEAN, điều này đòi hỏi các trường đại học cần chuẩn hóa các chương trình đào tạo để đáp ứng xu thế này.

Giáo sư, Tiến sỹ Franco Gandolfi - Tân Trưởng Khoa Khoa Kinh tế và Quản trị Trường Đại học Hoa Sen.

Giáo sư, Tiến sỹ Franco Gandolfi - Tân Trưởng Khoa Khoa Kinh tế và Quản trị Trường Đại học Hoa Sen.

Sự dịch chuyển lao động có kỹ năng sẽ tạo ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho người lao động trong cộng đồng ASEAN, điều này đòi hỏi các trường đại học cần chuẩn hóa các chương trình đào tạo để đáp ứng xu thế này.

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với Giáo sư, Tiến sỹ Franco Gandolfi, hiện là Trưởng khoa Khoa kinh tế và Quản trị trường Đại học Hoa Sen - một thành viên của Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG), đồng thời là lãnh đạo cao cấp của nhiều trường đại học, học giả quốc tế, tư vấn kinh doanh, đào tạo chuyên sâu về quản lý nguồn nhân lực.

Giáo sư, Tiến sỹ Franco Gandolfi - Tân Trưởng Khoa Khoa Kinh tế và Quản trị Trường Đại học Hoa Sen.

Người lao động lẫn nhà tuyển dụng đều hưởng lợi

- Khu vực ASEAN đang chứng kiến sự chuyển dịch lao động theo các xu hướng khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, việc dịch chuyển này thay vì “chảy máu chất xám”, nó đã tạo ra “dòng lưu thông chất xám” giữa các quốc gia? Ý kiến của ông về nhận định này như thế nào?

Giáo sư, Tiến sỹ Franco Gandolfi: “Cộng đồng toàn cầu” hay “nền kinh tế toàn cầu” đã trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ kể từ thập niên 80.

Toàn cầu hóa, chủ yếu do công nghệ thúc đẩy, đã tác động sâu sắc và phá vỡ nhiều “rào cản” bao gồm sự chuyển dịch lao động địa phương, trong khu vực và trên trường quốc tế. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Những thách thức đó bao gồm nhiều hình thức khác nhau của việc “thu hoạch chất xám”; “chảy máu chất xám” và “lưu thông chất xám.”

Những lao động có kỹ năng trung bình không những cần phải cạnh tranh trong nước mà phải cạnh tranh trong khu vực và thậm chí toàn cầu. Chỉ những lao động "lành nghề" và có năng lực sẽ có nhiều cơ hội việc làm và đảm bảo lâu dài.

Sự dịch chuyển lao động có kỹ năng sẽ tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho nhà tuyển dụng lẫn người lao động. Đặc biệt, cộng đồng ASEAN, sẽ là những quốc gia đầu tiên hưởng lợi từ hiện tượng toàn cầu này.

Trường Đại học Hoa Sen đa dạng hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế.

- Thị trường việc làm ASEAN mở ra như một cơ hội đầy hấp dẫn cho người lao động. Theo ông, người lao động Việt Nam, đặc biệt sinh viên tốt nghiệp đủ tự tin và sẵn sàng nắm bắt cơ hội này?

Giáo sư, Tiến sỹ Franco Gandolfi: Trong khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm trong những năm gần đây, Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Dự đoán việc tăng trưởng kinh tế ở châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á sẽ là động lực cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của thế giới.

Với một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy sự tiến bộ trong đổi mới và công nghệ. Điều này đem đến cơ hội duy nhất cho những người lao động bán lành nghề và có tay nghề cao tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ những lao động trình độ cao sẽ tồn tại trong trật tự Thế giới Mới.

Theo tôi đây là một cơ hội tốt cho các trường đại học tiến bộ như trường Đại học Hoa Sen để phát triển đội ngũ các nhà lãnh đạo tương lai được trang bị tư duy, kiến thức thế kỷ 21 và sẵn sàng tạo ảnh hưởng đối với thế giới. Tôi cũng rất vui khi có cơ hội hợp tác với một đơn vị giáo dục uy tín và năng động như vậy.

Nâng cao chất lượng lao động trình độ cao

- Theo ông, các trường đại học trong nước cần phải làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo lao động có trình độ cao?

Giáo sư, Tiến sỹ Franco Gandolfi: Theo tôi, các trường đại học ở Việt Nam cần giải quyết ba vấn đề: toàn cầu, ứng dụng và toàn diện. Về mặt toàn cầu, sinh viên phải có khả năng suy nghĩ đột phá và học cách xem xét các vấn đề một cách toàn diện, đa chiều. Điều này liên quan đến khả năng phân tích đánh giá các vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong các bối cảnh văn hóa khác nhau.

Về mặt ứng dụng, sinh viên phải học cách áp dụng việc học của mình vào các vấn đề trong cuộc sống, trong thực tế, trong các ngành công nghiệp và môi trường văn hóa khác nhau. Do đó, các trường đại học phải mở rộng mối quan hệ hợp tác học thuật giữa các trường đại học, học viện nhằm giúp cho giảng viên và sinh viên có cơ hội tiếp cận, tương tác với các nhà lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành để tìm ra các giải pháp tiên tiến.

Về mặt toàn diện, nhà quản lý thời hiện đại không những sở hữu kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế mà còn phải nắm vững các kỹ năng mềm cần thiết bao gồm giao tiếp tốt, lãnh đạo, tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Một chương trình giảng dạy tiên tiến phải giải quyết và bồi dưỡng những kỹ năng này trong giáo trình đào tạo.

Các trường đại học ở Việt Nam cần giải quyết ba vấn đề: toàn cầu, ứng dụng và toàn diện.

- Sau khi đi đến hơn 35 quốc gia và làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, thương mại, tư vấn, kế toán và giáo dục. Lý do nào ông chọn Việt Nam là điểm dừng chân tiếp theo, đặc biệt là chọn trường Đại học Hoa Sen là nơi công tác?

Giáo sư, Tiến sỹ Franco Gandolfi: Tôi nhận thấy bản thân mình là người tiên phong của sự thay đổi. Niềm đam mê của tôi là muốn đào tạo và xây dựng những nhà lãnh đạo. Đối với tôi, đây là sứ mệnh cao quý nhất.

Tôi tìm kiếm những cơ hội mà tôi có thể tạo ra sự khác biệt và là nơi tôi cảm thấy rằng thời gian, năng lượng, hiểu biết của tôi sẽ tạo ra một tác động sâu sắc, lâu dài. Tôi có một mối quan tâm sâu sắc với Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam.

Tôi chọn Đại học Hoa Sen vì đây là một trường đại học trẻ, sáng tạo và có tinh thần khởi nghiệp. Tôi mong muốn được làm việc với đội ngũ lãnh đạo cấp cao và cùng với các sinh viên để hoàn thành sứ mệnh của trường đại học như một đơn vị đào tạo xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp, kỹ thuật và học thuật.

Trong thời gian tới, tôi cũng có định hướng đưa các ngành của Khoa Kinh tế quản trị tiến tới các chuẩn kiểm định của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các tổ chức ở châu Âu, đưa Hoa Sen thành một trường đại học ứng dụng được quốc tế công nhận.

Mạng lưới sinh viên của chúng tôi sẽ trở thành những đại sứ thương hiệu của nhà trường, đại diện cho sự xuất sắc, cam kết chất lượng giáo dục, chuẩn mực đạo đức.

- Xin cảm ơn phần chia sẻ của ông!

Giáo sư, Tiến sỹ Franco Gandolfi đã có hơn 32 năm kinh nghiệm trong vai trò quản lý cấp cao trong ngành giáo dục tại một số trường cao đẳng và đại học trên thế giới. Vị trí gần đây nhất, Giáo sư, Tiến sỹ Franco Gandolfi là Hiệu trưởng và Giám đốc điều hành (CEO) tại Đại học Quốc tế Manipal, Kuala Lumpur, Malaysia.

Kinh nghiệm của ông được nâng cao nhờ chứng chỉ sau Tiến sỹ về lãnh đạo, điều hành của Đại học Cornell, New York, Hoa Kỳ và Tiến sỹ Quản trị Kinh doanh (DBA; nghiên cứu) của Đại học Nam Cross, NSW, Australia. Chuyên ngành nghiên cứu của ông là Quản lý nguồn nhân lực (HRM), Quản lý sự thay đội, Quản trị chiến lược và Lãnh đạo.

Ông là tác giả của hơn 60 bài báo nghiên cứu khoa được đăng trên các tạp chí quốc tế đầu ngành, và tác giả chính của 7 tựa sách và chủ biên chính của 2 tựa sách có tầm ảnh hưởng về phong cách lãnh đạo. Hiện tại, Giáo sư, Tiến sỹ Franco Gandolfi đang giữ chức vụ là Trưởng Khoa Khoa kinh tế và Quản trị, trường Đại học Hoa Sen kể từ tháng 09/2019.

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/dich-chuyen-lao-dong-trong-cong-dong-asean-co-hoi-va-thach-thuc/599851.vnp