Dịch cúm gia cầm A/H5N6 bùng phát ở 4 tỉnh, thành phố

Hiện nay, cả nước có 8 ổ dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 tại 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An. Các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện rải rác, mỗi tỉnh xuất hiện ở 1- 2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa tiêm phòng vắc xin.

Cục Thú ý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính đến ngày 10/2, cả nước có 8 ổ dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 gây ra, buộc phải tiêu hủy hàng chục nghìn con gia cầm tại 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An.

Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh có 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi thuộc xã Dực Yên, huyện Đầm Hà. Tổng số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy toàn bộ đàn gà 3.000 con.

Tỉnh Thanh Hóa có 3 ổ dịch, xảy ra tại 3 xã, 2 huyện (Nông Cống và Quảng Xương) buộc phải tiêu hủy hơn 20.000 con gia cầm. Tỉnh Nghệ An cũng có 3 ổ dịch, xảy ra tại 3 xã, 2 huyện, buộc phải tiêu hủy 344 con gia cầm.

Thành phố Hà Nội có 1 ổ dịch tại 11 hộ chăn nuôi thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ.

Thành phố Hà Nội có 1 ổ dịch tại 11 hộ chăn nuôi thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ.

Thành phố Hà Nội có 1 ổ dịch tại 11 hộ chăn nuôi thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Tổng số gia cầm mắc bệnh là 1.860 con, số gia cầm chết và tiêu hủy là 2.397 con.

Chiều 11/2, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội thông tin với báo Vietnam+, mặc dù Hà Nội mới phát hiện có một hộ chăn nuôi gia cầm ở huyện Chương Mỹ dương tính với cúm A/H5N6, nhưng nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao không thể chủ quan trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Ông Sơn cho biết, nguyên nhân là thời tiết có diễn biến bất lợi, mưa phùn, lạnh, ẩm ướt làm sức đề kháng vật nuôi giảm, mầm bệnh có điều kiện phát sinh. Trong khi đó, huyện Chương Mỹ còn là khu vực đã từng xảy ra ổ dịch cúm A/H5N6 cuối năm 2018, tại khu vực này lại có nhiều ao hồ, kênh, mương thông nhau là điều kiện để mầm bệnh phát triển. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi ở đây chủ yếu nhỏ lẻ, manh mún nên nhận thức về chăn nuôi an toàn sinh học và chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm còn thấp.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn cũng cho biết, để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm bùng phát, trước hết với ổ dịch mới được phát hiện tại huyện Chương Mỹ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tiêu hủy ngay toàn bộ số gia cầm mắc bệnh theo quy định và triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch (lập chốt, rà soát thống kê, ký cam kết, tiêm phòng bao vây, vệ sinh tiêu độc…).

Theo Cục Thú y, cúm gia cầm là bệnh địa phương, đã được kiểm soát tốt, dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng. Các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện rải rác, mỗi tỉnh xuất hiện ở 1- 2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa tiêm phòng vắcxin.

Virus gây bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam từ năm 2018 đến nay thuộc nhánh H5N1 2.3.2.1c (chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) và H5N6 2.3.4.4h, 2.3.4.4f, 2.3.4.4g (phân bố tại nhiều vùng trong cả nước). Phân tích các đặc tính sinh học phân tử cho thấy không có sự biến đổi lớn, có tính đặc hiệu với thụ thể bám trên gia cầm.

Cục Thú y dự báo, trong thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra do nhiều nguyên nhân khá nhau. Đó là, hiện tổng đàn gia cầm rất lớn với 467 triệu con; điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ các lễ hội đầu năm tăng cao; việc tổ chức tiêm vắcxin cúm gia cầm cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp tại một số địa phương, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm nông hộ.

Do đó, nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh viêm phối cấp do chủng virus mới corona (nCoV) gây ra.

Hiện nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9. Tuy nhiên, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và một số chủng vi rút khác như A/H5N2, A/H5N8 xâm nhiễm là cao.

H.A (TH)

Nguồn Pháp Luật Net: https://phapluatnet.vn/tin-trong-nuoc/dich-cum-gia-cam-ah5n6-bung-phat-o-4-tinh-thanh-pho-49404.html