Điểm các 'lá chắn biển' đáng sợ nhất thế giới

Việt Nam sở hữu tới 3 trong 8 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh mẽ và đáng sợ bậc nhất thế giới hiện nay.

 4K51 Rubezh là biến thể dùng cho lực lượng phòng thủ bờ biển của tên lửa chống hạm P-15 Termit. Quân đội Liên Xô sử dụng nó từ những năm 60. Tổ hợp gồm 2 ống phóng KT-161 cùng radar điều khiển hỏa lực, các thành phần này nằm trên khung gầm xe tải MAZ-543. Nó sử dụng đạn tên lửa chống hạm P-15 có tầm bắn 40-80 km tùy biến thể. Ngày nay, 4K51 đã lạc hậu so với các tàu chiến hiện đại song nó vẫn là một hệ thống hữu hiệu để tấn công các tàu đổ bộ, tàu vận tải không có hệ thống phòng thủ mạnh.

4K51 Rubezh là biến thể dùng cho lực lượng phòng thủ bờ biển của tên lửa chống hạm P-15 Termit. Quân đội Liên Xô sử dụng nó từ những năm 60. Tổ hợp gồm 2 ống phóng KT-161 cùng radar điều khiển hỏa lực, các thành phần này nằm trên khung gầm xe tải MAZ-543. Nó sử dụng đạn tên lửa chống hạm P-15 có tầm bắn 40-80 km tùy biến thể. Ngày nay, 4K51 đã lạc hậu so với các tàu chiến hiện đại song nó vẫn là một hệ thống hữu hiệu để tấn công các tàu đổ bộ, tàu vận tải không có hệ thống phòng thủ mạnh.

4K44B Redut là hệ thống phòng thủ bở biển tầm xa mà quân đội Liên Xô từ năm 1966. Mỗi hệ thống Redut gồm ống phóng SPU-35 với tên lửa P-5 Pyatyorka bên trong. Ống phóng nằm trên khung gầm xe tải BAZ-135 với 8 bánh. Một tổ hợp Redut có 3 xe phóng, xe chỉ huy và xe radar 4R45 Skala. Tên lửa P-5 có tầm bắn tới 450 km. Biến thể nâng cấp P-35B có tầm bắn tới 550 km, mang theo đầu đạn nặng 1.000 kg đủ sức nhấn chìm tàu sân bay. Redut là hệ thống phòng thủ bờ biển có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay. Nhược điểm của nó là thời gian triển khai-thu hồi chậm, tên lửa có kích thước đồ sộ nên dễ bị phát hiện và đánh chặn từ xa.

Hệ thống phòng thủ bờ biển Hùng Phong 2 HF-2 do Đài Loan chế tạo từ tên lửa cùng tên. Đài Loan phát triển hệ thống này nhằm chống lực lượng đổ bộ của Trung Quốc. Tên lửa HF-2 có tầm bắn khoảng 150 km, mang theo đầu đạn nặng 180 kg.

Bal là sản phẩm của Phòng thiết kế Zvezda phát triển cho quân đội Nga vào năm 2008. Nó sẽ thay thế cho hệ thống phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh. Mỗi hệ thống Bal gồm xe mang phóng MZKT-7930 chứa 8 đạn tên lửa, xe radar điều khiển hỏa lực cùng xe tiếp đạn. Bal sử dụng đạn tên lửa chống hạm Kh-35 Uran có tầm bắn 130 km. Hệ thống có khả năng vô hiệu hóa lực lượng đổ bộ của đối phương.

Type-88 là sản phẩm của tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries - nhà thầu quốc phòng lớn nhất Nhật Bản. Quân đội Nhật Bản bắt đàu sử dụng nó từ cuối những năm 1980. Mỗi xe phóng mang 6 đạn tên lửa chống hạm Type-90 SSM-1B cùng xe radar điều khiển hỏa lực JTPS P-15. Tên lửa SSM-1B có tầm bắn 150 km, tốc độ cận âm, mang theo đầu đạn nặng 225 kg. Type-88 là hệ thống phòng thủ bờ biển chủ lực của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Naval Strike Missile (NSM) "tên lửa tấn công hải quân" là một sản phẩm độc đáo của Kongsberg Defence & Aerospace (KDA), Na Uy. Người ta có thể sử dụng NSM làm hệ thống phòng thủ bờ biển hay triển khai trên các tàu chiến. Nó có thiết kế khí động học hiện đại kèm theo cảm biến hồng ngoại tiên tiến, cho phép tấn công mục tiêu với độ chính xác rất cao. Với khả năng đột phá mạng lưới phòng không đối phương, nó trở thành một trong những tên lửa chống hạm hàng đầu thế giới. Nó có tầm bắn tối đa 180 km, mang theo đầu đạn nặng 125 kg. Tháng 9/2014, Hải quân Mỹ thử nghiệm loại tên lửa này trên tàu chiến duyên hải LCS để đánh giá khả năng tương thích, nên giới chuyên môn không loại trừ khả năng Mỹ sẽ sử dụng tên lửa NSM làm vũ khí chống hạm cho tàu chiến LCS.

Club-M là một hệ thống phóng thủ bờ biển phát triển từ tên lửa chống hạm 3M-54 Club. Sự phát triển của hệ thống này dẫn tới nhiều thông tin trái chiều. Trang Ausairpower tại Australia cho rằng, đây là một hệ thống tên lửa hành trình tấn công mặt đất. Nga đang âm thầm phát triển nó dưới dạng một hệ thống phòng thủ bờ biển để không vi phạm Hiệp ước INF.

Sự ra đời của K-300P Bastion-P tạo nên một cuộc cách mạng trong nhiệm vụ phòng thủ bờ biển. Nó giúp cho các quốc gia không có lực lượng hải quân đủ mạnh có thể ngăn chặn hiệu quả các mưu đồ tấn công bằng đường biển của đối phương. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa P-800 Yakhont(biến thể xuất khẩu), Oniks (sử dụng trong Hải quân Nga), tên lửa có tốc độ gấp 2,6 lần vận tốc âm thanh (khoảng 2.700 km/h). Với tốc độ cao, đánh chặn P-800 là một nhiệm vụ bất khả thi ngay cả với những hệ thống phòng thủ hiện đại nhất. Tên lửa P-800 có tầm bắn 120-300 km tùy theo quỹ đạo bay, mang theo đầu đạn 250 kg. Các chuyên gia quân sự đánh giá K-300P Bastion-P là hệ thống phòng thủ bờ biển mạnh nhất thế giới hiện nay.

Theo Đức Hải/Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/vu-khi/diem-cac-la-chan-bien-dang-so-nhat-the-gioi-418696.html