Điểm danh 5 vũ khí là thất bại đau thương của quân đội Nga

Dù nổi tiếng có một quân đội hùng mạnh với một nền công nghiệp phát triển vũ khí hàng đầu, Nga cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với những thất bại đau thương trong quá trình phát triển vũ khí để tăng cường sức mạnh cho quân đội. Tuy nhiên, thất bại là mẹ của thành công.

Máy bay Su-47 Berkut

Máy bay Su-47 Berkut

Có thể khẳng định, dù là Nga hay Mỹ hay bất kỳ quốc gia có nền công nghệ tân tiết nào, có một quy luật là: sẽ không thể có sự cách tân nếu không có sự thử nghiệm, và đối với sự thử nghiệm, thất bại là không thể tránh khỏi.

Gần đây tờ Sputnik của Nga đã đăng một bài báo nói về những vũ khí thất bại của Nga và Xô Viết.

“Cứ mỗi một loại phương tiện quân dụng được đưa vào phục vụ chiến trường thì đều có khoảng 10 cái bị coi là không hiệu quả hoặc thiếu đi sự khả thi về mặt tài chính,” Sputnik cho hay. “Tuy nhiên, chúng không thường được tạo ra vô ích - một số sau đó đã được sử dụng vào việc phát triển những thế hệ vũ khí mới.

Tờ Sputnik đã đưa ra 5 thất bại điển hình của Nga trong quá trình chế tạo vũ khí cho quân đội:

Tàu ngầm lớp Papa-Class

Tàu ngầm tấn công hạt nhân K-222 (còn được NATO gọi là “Papa”), được triển khai vào năm 1969, được coi là tàu ngầm nhanh nhất thế giới. Tàu ngầm này được cho là có thể đạt tới vận tốc kỉ lục là 44.7 knots. Tuy nhiên chỉ có một mẫu duy nhất được sản xuất. “Vấn đề của K-222 là thân của tàu được làm bằng titan, khiến giá thành trở nên quá đắt đỏ (nó từng được gọi là ‘Cá vàng’),” theo tờ Sputnik.

“Ngoài ra, chiếc tàu ngầm này cũng rất ồn, khiến nó đánh mất đi lợi thế quan trọng của một tàu ngầm là khó phát hiện.” Tuy nhiên, bài báo cũng cho rằng nó tàu ngầm lớp Papa để lại nhiều bài học quý giá cho Nga để phát triển những tàu ngầm tiếp theo như tàu ngầm lớp Charlie. Papa cũng đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều loại vũ khí chống tàu ngầm tân tiến hơn của Hải quân Mỹ.

Su-47 Berkut

Máy bay chiến đấy Su-47 Berkut (còn được NATO gọi là “Firkin”), cất cánh lần đầu vào năm 1997, có nhiều cánh quét về phía trước được thiết kế để tăng sự linh hoạt, tầm bắn xa hơn và tốc độ nhanh hơn nhưng chậm hơn tốc độ của âm thanh. Mặc dù vậy, “thiết kế này tăng áp lực lên phần cánh, đòi hỏi phải có những nguyên liệu đắt tiền hơn rất nhiều để có thể sản xúat,” theo tờ Sputnik. “Với deadline gấp gáp và kinh tế Nga lúc đó còn dễ tổn thương, dự án đã bị đóng cửa.” Tuy nhiên, những bài học từ dự án này sau đó đã được đưa vào chiếc máy bay chiến đấu tối tân nhất hiện nay của Nga - Su-57.

Xe tăng Đại bàng Đen

Xe tăng Đại bàng Đen được phát triển dựa trên chiếc xe tăng T-80. Nó từng gây sốt ở phương Tây khi một vài nguyên mẫu đầu tiên được trình làng vào cuối những năm 1990. Cụ thể, xe tăng Đại bàng Đen có một tháp pháo không người lái lớn trong khi lực lượng binh sĩ ngồi trong thân xe tăng được bảo vệ rất tốt. Đặc điểm nay nghe có vẻ quen bởi vì nó chính là đặc điểm nổi bật có trong chiếc xe tăng T-14 Armata vừa được Nga giới thiệu cách đây vài năm. Tờ Sputnik News cho rằng, sở dĩ dự án phát triển xe tăng Đại bàng Đen bị hủy bỏ là do “thiếu sự sáng tạo” ở khâu thiết kế. Tuy nhiên, giới chức Nga tiết lộ với báo chí năm 2009 rằng, xe tăng Đại bàng Đen chưa bao giờ tồn tại thực sự: "Không có dự án nào như thế... và những bức ảnh 20 năm tuổi đó chỉ là một mô hình của một chiếc xe tương lai mới nằm trong sự tưởng tượng của ai đó."

Quái vật Caspian

Là một trong những chiếc máy bay đáng chủ ý nhất trong lịch sử, quái vật Caspian là một loại phương tiện di chuyển kết hợp khá độc đáo giữa tàu thủy và máy bay với việc sử dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất để di chuyển. Nó vừa có thể được xem là một loại máy bay thông thường, một thủy phi cơ vừa là một tàu đệm khí. Được ví là “Quái vật Caspian" khi nó được triển khai vào năm 1987, chiếc máy bay này lớn hơn một chiếc máy bay thông thường. Nó có thể mang 100 tấn hàng hóa và thậm chí 6 tên lửa chống hạm Moskit. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy chi phi sản xuất quá cao và chỉ duy nhất một nguyên mẫu được sản xuất. Gần đây, vào năm 2015, các nhà sản xuất Quái vật Caspian thông báo rằng, họ đang chế tạo một phiên bản hiện đại của loại vũ khí này.

Máy bay không gian MiG-105

MiG-105 còn được biết đến với cái tên Lapot là một chiếc máy bay không gian ra đời vào những năm 1960. Liên Xô chế tạo ra máy bay này để đối trọng với một dự án tương tự của phía Mỹ là U.S. X-20 Dyna-Soar. Bị gạt sang một bên và sau đó lại được khôi phục lại vào những năm 1970 để đối phó với dự án tàu vũ trụ của Mỹ, máy bay không gian MiG-105 được thiết kế gắn vào một hệ thống đẩy chạy bằng nhiên liệu lỏng và hệ thống này được phóng vào không trung tùa một chiếc máy bay siêu âm. Tuy nhiên, máy bay MiG-105 chỉ thực hiện được vài chuyến bay thử nghiệm. "Dự án đã bị hủy bỏ sau khi quyết định được đưa ra ưu tiên cho dự án phát triển máy bay không gian Buran được phóng đi bằng rocket", tờ Sputnik News cho biết. "Những ý tưởng từ chiếc máy bay MiG-105 hiện vẫn chưa được sử dụng nhưng có thể một ngày nào đó chúng sẽ được tận dụng”.

Kiệt Linh (theo NI)

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/quoc-te/201911/diem-danh-5-vu-khi-la-that-bai-dau-thuong-cua-quan-doi-nga-1053e8f/