Điểm danh những chiếc xe tăng mạnh nhất Thế chiến I

Thế chiến thứ Nhất là kỷ nguyên đầu của xe tăng-những cỗ máy khổng lồ được trang bị đạn pháo, súng máy và có thể di chuyển qua các hàng rào thép gai, hào chiến.

Với hệ thống truyền lực hiệu quả và khả năng trang bị những khẩu súng hạng nặng, Mark V là xe tăng hạng nặng 1 người lái đầu tiên của Anh được sử dụng phổ biến vào năm 1918.

Được cải tiến từ dòng xe tăng Mark I, chủ yếu là lớp giáp và khả năng mang những khẩu súng hạng nặng, hơn 1.200 xe tăng Mark IV đã được sản xuất cả phiên bản "đực" và phiên bản "cái" trong Thế chiến I. Chiếc xe tăng 29 tấn này đã chứng minh được tính hiệu quả và thực sự tạo ra cuộc cách mạng trên chiến trường.

Renault FT là xe tăng thiết kế hiện đại đầu tiên và được Pháp cho sản xuất hơn 3.300 chiếc trong Thế chiến I. Những chiếc siêu tăng này được sử dụng để tấn công các vị trí của kẻ thù với hỏa lực cực mạnh. Trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, Renault FT đều được sử dụng ở nhiều nơi.

Anh và Mỹ có kế hoạch hợp tác cùng nhau để sản xuất một siêu tăng mang tên Mark VIII với kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá trên chiến trường vào năm 1919 nhưng Thế chiến I đã kết thúc trước đó. Tuy nhiên một bản sao của xe tăng hạng nặng này đã được sản xuất và sử dụng cho bộ phim phiêu lưu hành động Mỹ Indiana Jones và Cuộc thập tự chinh cuối cùng.

Mỹ không có nhiều vũ khí tiên tiến khi mới bước vào Thế chiến I nên quân đội nước này chủ yếu phụ thuộc vào các xe tăng của quân Đồng minh. Nhiều tiểu đoàn Mỹ đã sử dụng Renault FT và sau đó tạo ra một phiên bản xe tăng hạng nhẹ M1917 vào giai đoạn cuối của cuộc chiến.

Mark IX là xe tăng do Anh sản xuất và cũng là xe tăng bọc thép đầu tiên có thể chở tới 16 người.

Quân Đức đã nhận ra vai trò của xe tăng khá trễ và họ chủ yếu dựa vào những xe tăng giành được của Anh trong cuộc chiến. Có khoảng 40 chiếc xe tăng Mark IV quân Đức chiếm được từ Anh và đặt lại tên là Beutepanzerwagen.

Saint-Chamond là một xe tăng hạng nặng do Pháp sản xuất có thể mang 75 khẩu pháo của Pháp cũng như di chuyển nhanh hơn và dễ sử dụng hơn phiên bản trước đó.

Xe tăng hạng nhẹ Whippet của Anh có khả năng tấn công chớp nhoáng và là nỗi khiếp đảm của lực lượng bộ binh nhưng lớp bọc thép của nó quá mỏng và kích cỡ của xe tăng này cũng quá nhỏ khi đương đầu với những "quái vật" siêu tăng khác.

Được dự tính sẽ thay thế xe tăng Whippet nhưng Medium Mark C vẫn chưa được hoàn thành khi Thế chiến I đi đến hồi kết dù sau đó có một vài chiếc đã được sử dụng trong các cuộc xung đột sau chiến tranh.

Xe tăng hạng nặng Ford 3-Ton M1918 do Mỹ sản xuất được cho là sẽ phục vụ cuộc chiến vào năm 1919 với 15.000 đơn đặt hàng nhưng chỉ có 15 chiếc được chế tạo và người ta hầu như không có nhiều thông tin về khả năng tác chiến của siêu tăng này.

Schneider CA1 là xe tăng đầu tiên của Pháp được thiết kế để có thể đi qua hàng rào dây thép gai. Tuy nhiên, xe tăng này khi đi vào hoạt động đã cho thấy những hạn chế khi di chuyển chậm, cồng kềnh, và hệ thống thông gió thường khiến các binh lính trong xe bị ngạt.

Theo vov.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/diem-danh-nhung-chiec-xe-tang-manh-nhat-the-chien-i/20190519015650270