Điểm mặt chiến hạm đầu tiên của Nga trang bị tên lửa siêu vượt âm Zircon

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Đô đốc Gorshkov - Dự án 22350 là chiến hạm mạnh nhất được đóng mới cho hải quân Nga trong thời gian gần đây. Đây cũng sẽ là chiến hạm đầu tiên của Nga được trang bị tên lửa Zircon.

Tổng thống Nga cho biết, tên lửa siêu vượt âm Zircon là duy nhất trên thế giới hiện nay. Đây sẽ là một trong những quân bài chủ của Hải quân Nga trước đối thủ.

"Điều quan trọng ở đây là năng lực của hải quân Nga. Họ có thể đáp trả với tốc độ cực nhanh đối với những kẻ quyết định xâm phạm chủ quyền và tự do của chúng ta", ông Putin phát biểu nhân dịp lễ kỷ niệm Ngày Hải quân của nước này tại St Petersburg hôm 31/7.

"Việc bàn giao siêu tên lửa vượt âm Zircon cho các lực lượng vũ trang Nga sẽ bắt đầu trong những tháng tới. Chiến hạm Đô đốc Gorshkov sẽ là chiếc đầu tiên được biên chế loại vũ khí cực nguy hiểm này", Tổng thống Nga cho biết.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Đô đốc Gorshkov - Dự án 22350 là chiến hạm mạnh nhất được đóng mới cho hải quân Nga trong thời gian gần đây.

Chiến hạm Đô đốc Gorshkov được thiết kế bởi Severnoye Design Bureau, Saint Petersburg.

Mặc dù được xem là sự kế thừa của chiến hạm săn ngầm lớp Krivak nhưng khác với người tiền nhiệm, lớp tàu chiến này có thể thực hiện tốt mọi chức năng gồm tấn công tầm xa, chống ngầm và hộ tống nên Nga xếp vào tàu khu trục cỡ nhỏ.

Khởi đóng vào năm 2006 sau nhiều lần dời thời hạn, con tàu chính thức được biên chế cho hải quân Nga vào năm 2013.

Tàu được đóng theo công nghệ tàng hình, sử dụng loại vật liệu nhẹ composite mới, do vậy có thể hấp thụ phần lớn tín hiệu sóng radar phát tới.

Thời gian hoạt động liên tục trên biển 15 ngày, con tàu có chiều dài 135 m; rộng 16,4 m; tốc độ 29 hải lý/giờ; tầm hoạt động 4.000 hải lý và lượng giãn nước 4.550 tấn..

Đô đốc Grigorovich được được trang bị hệ thống vũ khí cực kì hiện đại, thuộc hàng “khủng” nhất Hải quân Nga hiện nay. Đầu tiên là pháo hạm hạng nặng A-190 100mm.

Tiếp đến là hệ thống phòng thủ tầm gần Kashtan-M, mỗi bệ chiến đấu lắp 2 pháo phòng không 6 nòng cỡ 30mm (tầm bắn 5.000m) và 8 tên lửa 9M311 đạt tầm bắn xa tối đa 10km.

Trong tác chiến phòng không, tàu được trang bị tổ hợp tên lửa đối không tầm trung Shtil-1 với 3 module phóng thẳng đứng 3S90E. Mỗi module chứa 12 tên lửa 9M317E đạt tầm phóng đến 50km.

Đáng kể nhất là hệ thống 8 ống phóng có thể trang bị tên lửa hành trình đối đất Kalibr-NK hoặc tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Oniks.

Hệ thống pháo bắn nhanh CIWS AK-630 với tốc độ bắn lên tới 6.000 phát/phút cũng được trang bị ở hai bên phía đuôi tàu.

Hai trong bốn ống phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 533mm được bố trí dọc thân tàu.

Ngay phía trước thượng tầng là hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000.

Đuôi tàu có thể chở được một trực thăng săn ngầm Ka-27 hoặc trực thăng cảnh báo sớm Ka-31.

Để điều khiển con tàu cần tới đội thủy thủ từ 190-220 người.

Về hệ thống điện tử, chiến hạm trang bị bao gồm: radar tìm kiếm mục tiêu đường không 5P-27, radar tìm kiếm mục tiêu trên mặt nước và trên không 5P-20K, radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước 34K1 Molonit và radar điều khiển hỏa lực 5P-10 Puma.

Ngoài ra, tàu khu trục lớp Đô đốc Gorshkov còn có 2 radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển hỏa lực cho hệ thống phòng thủ tầm cực gần Palash, hệ thống định vị thủy âm Zarya M gắn ở thân tàu và hệ thống định vị thủy âm kéo theo Vinyetka.

Người Nga cũng trang bị hệ thống chiến tranh điện tử Prosvet-M EW kèm theo 2 hệ thống phóng mồi bẫy PU CT-308 và PU CT-216 cho con tàu này.

Hệ thống động lực của tàu là sự kết hợp với 2 động cơ turbine khí M90 công suất 27.500 mã lực, 2 động cơ diesel công suất 5.200 mã lực.

Với hệ thống động lực cực khỏe này giúp tàu đạt tốc độ 29,5 hải lý/h, tầm hoạt động 8.300 km khi chạy với tốc độ kinh tế 14 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày.

Với hệ thống động lực cực khỏe này giúp tàu đạt tốc độ 29,5 hải lý/h, tầm hoạt động 8.300 km khi chạy với tốc độ kinh tế 14 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày.

Ngoài Đô đốc Grigorovich, Nga còn chế tạo 5 chiếc khác cùng lớp bao gồm Đô đốc Essen; Đô đốc Makarov; Đô đốc Butakov; Đô đốc Istomin và Đô đốc Kornikov.

Với việc được trang bị tên lửa siêu vượt âm Zircon, tàu hộ vệ tên lửa lớp Đô đốc Gorshkov sẽ nâng tầm sức mạnh, trở thành một trong những chiến hạm đáng sợ nhất hiện nay của Nga.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/diem-mat-chien-ham-dau-tien-cua-nga-trang-bi-ten-lua-sieu-vuot-am-zircon-post512480.antd