Điểm tựa vững chắc cho người lao động

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức Công đoàn là chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, người lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh khi Việt Nam đã gia nhập các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, phê chuẩn tham gia Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đòi hỏi Công đoàn Việt Nam nói chung, Công đoàn Thủ đô nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng, phương pháp hoạt động để làm tốt hơn nhiệm vụ này.

Là tổ chức duy nhất đại diện cho người lao động, từ trước tới nay, nhiệm vụ chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động luôn được tổ chức Công đoàn đặt lên hàng đầu. Đối với Hà Nội, thời gian qua, các cấp công đoàn Thủ đô đã thường xuyên chủ động tham gia với cơ quan chức năng xây dựng, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên và công nhân viên chức lao động, đồng thời triển khai thực hiện tốt Quy chế dân chủ và chú trọng nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể, góp phần cụ thể hóa các quy định của pháp luật với các điều khoản có lợi hơn cho người lao động.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Lê Đình Hùng trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho gia đình chị Phí Thị Sơn.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Lê Đình Hùng trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho gia đình chị Phí Thị Sơn.

Công tác đối thoại, nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của người lao động cũng được các cấp công đoàn Thủ đô đẩy mạnh, điển hình ở việc hàng năm, Liên đoàn Lao động Thành phố đều tham mưu, phối hợp với UBND Thành phố tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với công nhân lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Cùng đó, các cấp công đoàn Thành phố tăng cường thanh, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động. Riêng trong năm 2018, Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn vệ sinh lao động tại 260 doanh nghiệp, các cấp công đoàn Thành phố cũng đã phối hợp kiểm tra hơn 500 doanh nghiệp về thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến người lao động và chính sách đối với lao động nữ. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm, giải quyết vướng mắc, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Thời gian tới, nhận rõ những thời cơ và thách thức của tổ chức công đoàn và của người lao động trong thời kỳ hội nhập, khi Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu..., tổ chức Công đoàn Thủ đô xác định việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động tiếp tục là nhiệm vụ cốt lõi để tập trung thực hiện tốt.

Công đoàn các cấp sẽ tiếp tục chú trọng việc tổ chức đối thoại, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện Thỏa ước lao động thể; nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp lao động đồng thời sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhất là nâng cao phúc lợi cho đoàn viên công đoàn. Đây chính là những điều kiện cần và đủ để thực sự khẳng định được vai trò của tổ chức Công đoàn là điểm tựa vững chắc cho đoàn viên, người lao động.

Đặc biệt, những năm gần đây, các cấp công đoàn Thủ đô đã quan tâm thực hiện nhiệm vụ mới của tổ chức Công đoàn là khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Tính đến hết tháng 6/2019, các cấp công đoàn Thành phố đã nhận được 592 bộ hồ sơ doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội và đã có75 hồ sơ công đoàn khởi kiện đã được Tòa án thụ lý. Qua thủ tục thông báo khởi kiện của tổ chức Công đoàn đã có 121 đơn vị, doanh nghiệp trả hết nợ bảo hiểm xã hội và có 177 doanh nghiệp nộp một phần số tiền nợ, với tổng số tiền thu nợ đọng bảo hiểm xã hội trên 108 tỷ đồng.

Song song với việc bảo vệ quyền lợi, các hoạt động xã hội, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, nâng cao phúc lợi cho đoàn viên công đoàn cũng được các cấp Công đoàn Thủ đô chú trọng thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như ký kết các chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn, trao Mái ấm Công đoàn, tổ chức Tết sum vầy, tổ chức xe đưa công nhân về quê ăn Tết, hỗ trợ công nhân có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức “Hát công nhân nghe, nghe công nhân hát”; phong trào “Ở đâu công nhân khó, ở đó có Công đoàn”, hoạt động khám - tư vấn sức khỏe cấp thuốc miễn phí cho công nhân… Những hoạt động thiết thực đó đã tạo nên sự tin tưởng, gắn bó giữa tổ chức Công đoàn với công nhân viên chức lao động.

Thời gian tới, nhận rõ những thời cơ và thách thức của tổ chức công đoàn và của người lao động thời kỳ hội nhập, khi Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu… tổ chức Công đoàn Thủ đô xác định việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động tiếp tục là nhiệm vụ cốt lõi để tập trung thực hiện tốt.

Công đoàn các cấp sẽ tiếp tục chú trọng việc tổ chức đối thoại, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện Thỏa ước lao động thể; nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp lao động đồng thời sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhất là nâng cao phúc lợi cho đoàn viên công đoàn. Đây chính là những điều kiện cần và đủ để thực sự khẳng định được vai trò của tổ chức Công đoàn là điểm tựa vững chắc cho đoàn viên, người lao động.

Lê Đình HùngPhó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/diem-tua-vung-chac-cho-nguoi-lao-dong-94035.html