Điểm yếu chết người của tên lửa Javelin Mỹ: Dễ bị 'mù' trước xe tăng T-90 Nga

Do tên lửa Javelin sử dụng đầu dò nhiệt, nó khó có thể đánh được một loạt xe tăng trong cùng một đội hình di chuyển với diện tích hẹp.

 Tên lửa Javelin của Mỹ hiện tại được coi là loại tên lửa chống tăng nguy hiểm nhất thế giới, lập được rất nhiều thành tích trong quá khứ nhưng vẫn còn tồn đọng rất nhiều nhược điểm. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tên lửa Javelin của Mỹ hiện tại được coi là loại tên lửa chống tăng nguy hiểm nhất thế giới, lập được rất nhiều thành tích trong quá khứ nhưng vẫn còn tồn đọng rất nhiều nhược điểm. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cụ thể, một trong những điểm yếu lớn nhất của tên lửa Javelin đó là nó sử dụng đầu dò nhiệt để tìm và tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Với một đội hình xe tăng di chuyển ở cự ly gần, sau khi tiêu diệt được một xe tăng đầu tiên, nguồn nhiệt phát ra từ xác xe tăng sẽ biến thành "mồi dụ" của những tên lửa tiếp theo, khiến chúng khó có thể tìm kiếm và tấn công trúng đích được. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, loại tên lửa Javelin của Mỹ cũng có khá nhiều nhược điểm cố hữu về mặt công nghệ, đặc biệt là ở hệ thống ảnh nhiệt để khóa mục tiêu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo thiết kế, hệ thống này sẽ cần phải được làm mát trước khi hoạt động. Dù hệ thống làm mát cũng được gắn trực tiếp vào trong cơ cấu phóng của Javelin, hệ thống này cũng vẫn cần tới 30 giây trước khi có thể sẵn sàng hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trên chiến trường với những tình huống thay đổi bất ngờ nhanh chóng, 30 giây trong nhiều trường hợp sẽ "dài như vô tận". Thậm chí, hệ thống này còn cần nhiều hơn 30 giây nếu như hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc tích hợp quá nhiều công nghệ và hệ thống - trong đó bao gồm cả hệ thống làm mát khiến trọng lượng của Javelin trở nên quá nặng nề, không phù hợp với việc mang vác bởi cả những người lính châu Âu có thể hình to lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cụ thể, toàn bộ cơ cấu phóng phức tạp của Javelin bao gồm ba phần: Tên lửa, ống phóng và CLU có trọng lượng tổng cộng 22,3 kg và chỉ... phóng được một lần. Muốn phóng lần thứ hai, cần có tên lửa thay thế và mỗi quả tên lửa nặng tới 8,4 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong điều kiện hành quân dã ngoại không có phương tiện cơ giới, việc bắt người lính mang vác theo toàn bộ cơ cấu phóng cũng như đạn dự phòng cho Javelin có thể khiến họ kiệt sức trước khi tới được địa bàn tác chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.

Và cuối cùng, đó là giá thành quá cao của Javelin. Loại tên lửa này có giá vào khoảng 126.000 USD cho toàn bộ cơ cấu phóng và mỗi quả tên lửa có giá khoảng 78.000 USD. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên đó là giá của gần... 20 năm trước. Tính theo tỷ giá hiện tại, mỗi cơ cấu phóng của Javelin sẽ có giá khoảng 206.000 USD và mỗi tên lửa sẽ có giá khoảng 111.000 USD. Đây là cái giá quá cao nếu so với hệ thống TOW 2 vốn có giá chỉ khoảng 83.000 USD cho toàn bộ cơ cấu phóng và đạn tên lửa. Nguồn ảnh: Pinterest.

Video Tên lửa Javelin của Mỹ trên chiến trường Trung Đông.

Khắc Đông

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/diem-yeu-chet-nguoi-cua-ten-lua-javelin-my-de-bi-mu-truoc-xe-tang-t-90-nga-1373361.html