Điểm yếu của Liên minh Mỹ - Arập chống IS

Các nhà phân tích khu vực và chuyên gia quân sự đều có chung quan điểm rằng: Nếu Tổng thống Obama đang cố tìm kiếm sự giúp đỡ từ một liên minh gồm các quốc gia Hồi giáo dòng Sunni để chống lại tổ chức khủng bố IS, thì kế hoạch đó sẽ mau chóng bị phá sản. Vì sao?

Những ngày qua, Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry, đã có chuyến vận động ngoại giao con thoi thuyết phục 10 quốc gia Arập tham gia liên minh giúp Mỹ chống lại IS

Nhiều quốc gia Hồi giáo có phần lớn tín đồ theo dòng Sunni, chẳng hạn Qatar, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, có lực lượng quân đội không mạnh, đặc biệt trong chỉ huy tác chiến, kiếm soát và vận hành chiến thuật tác chiến.

Trong khi đó, theo các nhà phân tích quân sự, IS đã bắt đầu thích ứng với các cuộc không kích từ Mỹ, thậm chí ngay cả Syria khi đánh vào các vị trí của IS quanh Raqqa-một thành phố thuộc Syria mà IS tuyên bố là thủ đô Caliphate.

Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry và các thành viên của liên đoàn Arập.

Sau các cuộc không kích do Mỹ tiến hành tạm thời đẩy lui sự hung hăng của IS trong những tuần vừa qua, đặc biệt xung quanh các vị chí chiến lược như các con đập ở Iraq, IS nhanh chóng sửa đổi phương pháp tác chiến: giấu pháo binh tránh xa các đoàn xe quân sự lớn của đối phương. IS bắt đầu chia nhỏ lực lượng xuống cấp đại đội và đôi khi cấp tiểu đội để linh hoạt hơn trong khả năng tác chiến.

Trong thực tế, IS đang ngày càng thích nghi hơn với cách đánh du kích chớp nhoáng. Sự linh hoạt, cơ động của IS hoàn toàn ngược lại với các quốc gia Arập thường tác chiến với số quân thường trực lớn nên khó khăn hơn trong việc chỉ huy và kiểm soát chiến thuật thống nhất.

Mặc dù đã bỏ ra hàng chục tỉ USD mua sắm vũ khí hiện tại từ phương Tây, đặc biệt Arập Xêút vẫn như "gà mắc tóc" trong cuộc chiến chống lại Al-Qaeda ở quốc gia láng giềng Yemen. Các khả năng về hiệp đồng chiến đấu, kiếm soát thế trận và hành quân nhanh đòi hỏi cần phải rèn binh, luyện tướng liên tục để trở nên thành thạo. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy thế giới Arập sẵn sàng cùng nhau tập trận.

Các chuyên gia thừa nhận, sự hạn chế của quân đội Arập khi phối hợp tác chiến với nhau không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả "rào cản" văn hóa.

Đại tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, ông Norvell De Arkine phân tích: "Có nhiều yếu tố bao gồm kinh tế, tư tưởng và kỹ thuật - nhưng có lẽ quan trọng nhất phải có sự tương đồng về mặt văn hóa và các thuộc tính xã hội đã ngăn cản thế giới Arập sinh ra một lực lượng quân sự hiệu quả. Điều này dẫn đến một hệ thống trung ương tập quyền cao độ. Hiếm khi một viên sĩ quan tự đưa ra quyết định quan trọng. Thay vào đó, ông ta thích quy trình có trên có dưới để được cấp trên khen, thông minh, biết tuân thủ và trung thành", đồng thời cho biết nếu sĩ quan quân đội cấp thấp ở các nước Arập tự ý đưa ra quyết định mà không báo cáo cấp trên sẽ gặp rắc rối lớn và hậu quả khôn lường".

Ông Atkine khẳng định, những mặt hạn chế của quân đội các quốc gia Arập đều do nặng tư tưởng trung ương tập quyền, không khuyến khích sáng tạo, thiếu tính linh hoạt, thao túng thông tin và làm nhụt ý chí lãnh đạo của sĩ quan cấp thấp hơn. Dựa vào những đánh giá của các chuyên gia tình báo và quân sự, không thể nhận xét về thực lực quân đội các quốc gia Arập, do đó đang dấy lên câu hỏi nghiêm túc về liên minh Arập của ông Obama đối phó với IS và thế nào để thực hiện được. Do đó, kế hoạch dùng liên minh quân sự Mỹ - các quốc gia đồng minh Ảrập sẽ khó thành công như Nhà Trắng mong đợi

Nguồn ANTG: http://antg.cand.com.vn/vi-vn/hosomat/2014/10/84167.cand