Điểm yếu của Mỹ!

Quan hệ Hàn - Nhật đang ở mức thấp nhất trong lịch sử sau Thế chiến II. Thời điểm hiện nay được cho là rất căng thẳng. Tuy nhiên, vì sao cả hai chưa 'tìm đến' Mỹ'? Đó là câu hỏi đang được đặt ra nhiều nhất trong những ngày qua xung quanh mối quan hệ căng như dây đàn giữa hai đồng minh thân cận của Washington.

Quan hệ Hàn - Nhật đang ở mức thấp nhất trong lịch sử sau Thế chiến II. Thời điểm hiện nay được cho là rất căng thẳng. Tuy nhiên, vì sao cả hai chưa “tìm đến” Mỹ”? Đó là câu hỏi đang được đặt ra nhiều nhất trong những ngày qua xung quanh mối quan hệ căng như dây đàn giữa hai đồng minh thân cận của Washington.

Các đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã đưa ra lệnh cấm vận đối với Qatar, nơi Washington có căn cứ quân sự lớn nhất tại Trung Đông. Người Anh đang rời khỏi Châu Âu. Người Thổ Nhĩ Kỳ đang mua các hệ thống phòng không của Nga và chọc giận Mỹ và NATO. Mỹ-Trung đang rơi vào cuộc chiến thương mại căng thẳng. Và, bây giờ, các đồng minh thân cận của Mỹ ở Châu Á - Nhật Bản và Hàn Quốc - đang “nhổ nước bọt vào nhau” và đe dọa làm suy yếu bộ ba liên minh quốc phòng quan trọng của Washington ở Châu Á. Ngoài những bất ổn này, còn có điều khiến Tổng thống Trump nổi giận: Đan Mạch gạt phăng ý định mua Greenland của ông trong khi 20% rừng Amazon ở Brazil đang bùng cháy dữ dội.

Có phải một nước Mỹ mạnh mẽ từng là nút chai trong cuộc kìm hãm sự hồi sinh chủ nghĩa quân phiệt Nhật và trở thành đối tác an ninh quan trọng của cả Tokyo và Seoul, đang lung lay? Sự hợp tác quan trọng giữa hai quốc gia Châu Á này - vốn rất quan trọng đối với an ninh của Mỹ, cũng như của chính họ - dường như bây giờ đang trở nên khó chịu do những cuộc cãi vã gay gắt. Bằng chứng rõ nét mới nhất là việc Hàn Quốc chính thức thông báo cho Nhật Bản về quyết định chấm dứt Hiệp định Chia sẻ thông tin tình báo quân sự (GSOMIA). Và không ngần ngại, Seoul nêu rõ lý do là do “có sự thay đổi lớn về các điều kiện an ninh do những biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản”.

Thực tế các nhà lãnh đạo Nhật -Hàn từng khẩu chiến gay gắt quanh nhiều vấn đề bất đồng, nhất là đối với các tội ác của Tokyo đối với những “phụ nữ mua vui” trong Thế chiến II. Nhưng màn trình diễn căng thẳng của họ thường chỉ diễn ra dưới hình thức trao đổi tại các cuộc họp ASEAN hoặc G-20, hoặc từ chối xuất hiện với nhau trên sân khấu trong hơn một vài khoảnh khắc, chứ không có những quyết định “ăn miếng trả miếng” mạnh mẽ nhằm vào nhau.

Điều này càng rõ ràng cho thấy, đòn bẩy của Mỹ trong những thời điểm nhạy cảm này đang giảm dần và thực tế về sự co lại chiến lược của ông lớn số 1 thế giới.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_211739_diem-yeu-cua-my-.aspx