Diện mạo đô thị TP Hồ Chí Minh thay đổi lớn sau gần 5 thập kỷ

Sau 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), diện mạo của TP Hồ Chí Minh đã có những thay đổi lớn, đang từng bước phát triển thành một đô thị, trung tâm tài chính hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Theo Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh, kinh tế thành phố trong những tháng đầu năm 2024 tiếp đà phục hồi, GRDP Thành phố quý 1/2024 ước tăng 6,54% so với cùng kỳ, đứng thứ 2/5 thành phố trực thuộc Trung ương và đứng thứ 2/6 các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ.

Sau 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, nhiều tòa nhà cao chọc trời đã làm thay đổi diện mạo đô thị TP Hồ Chí Minh.

Những cao ốc chọc trời và những cây cầu hiện đại nối đôi bờ dọc sông Sài Gòn làm thay đổi diện mạo Thành phố.

Cầu Ba Son được hoàn thành đã làm thay đổi diện mạo đô thị Quận 1, thành phố Thủ Đức, rút ngắn khoảng cách đi lại giữa thành phố Thủ Đức với trung tâm TP Hồ Chí Minh.

Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm (thành phố Thủ Đức) nhìn từ trên cao. TP Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ xây dựng một trung tâm tài chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ cao cấp, nghỉ ngơi, giải trí... với nhiều công trình điểm nhấn quan trọng.

Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911.

Khu vực bến tàu của buýt đường sông Saigon Waterbus (đường Tôn Đức Thắng, Quận 1).

Buýt đường sông là một trong những phương tiện được nhiều người dân và du khách lựa chọn dịp lễ.

Kim ngạch xuất khẩu trong quý 1/2024 của thành phố có dấu hiệu hồi phục và khởi sắc trở lại, ước đạt 10,1 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.

Giếng trời lấy sáng (toplight) ga metro Bến Thành.

Bên dưới ga ngầm Bến Thành.

Nhà ga trên cao tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.

Nhà ga tuyến metro Bến Thành - Suối tiên kết nối với Khu công nghệ cao (thành phố Thủ Đức).

Môt góc Bến xe Miền Đông mới và Khu Depot Long Bình tại thành phố Thủ Đức.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài gần 9 km, chảy qua Quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình đổ ra sông Sài Gòn. Hơn 30 năm trước, con kênh ô nhiễm nặng, bên bờ nhà cửa lụp xụp, cỏ rác um tùm. Sau khi chính quyền Thành phố đầu tư cải tạo và xây dựng hai tuyến đường ven kênh đã làm "thay da đổi thịt" cả một khu vực.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè với dòng nước trong xanh, hai bên đường Trường Sa và Hoàng sa với hàng cây thẳng tắp.

Vòng xoay Điện Biên Phủ (Quận 1).

Hàng cây cổ thụ trên đường Nguyễn Tri Phương (Quận 10) giúp che mát cho người đi đường những ngày nắng nóng gay gắt.

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên dự kiến sẽ đưa vào khai thác thương mại vào quí 4/2024. Metro Bến Thành - Suối Tiên là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư 43.700 tỉ đồng. Toàn tuyến dài gần 19,7km, đi từ chợ Bến Thành (Quận 1) đến Depot Long Bình (thành phố Thủ Đức) gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao.

Hệ tầng giao thông 3 tầng tại khu cửa ngõ phía Đông thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Sau 49 năm ngày giải phóng, TP Hồ Chí Minh đã trở thành một đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Chùm ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/dien-mao-do-thi-tp-ho-chi-minh-thay-doi-lon-sau-gan-5-thap-ky-20240429104900547.htm