Điều chưa biết về lăng mộ Tôn Trung Sơn

Lăng mộ Tôn Trung Sơn tọa lạc trên Tử Kim Sơn, ở Nam Kinh, quy mô hùng vĩ hoành tráng, phong cảnh vườn Lăng thơ mộng, yên tĩnh đến mê người. Quả thực đây là một danh lam thắng cảnh độc đáo hiếm có. Việc thiết kế vườn Lăng phong phú, có sắc thái riêng, cùng với sự quản lý chăm sóc, chọn lựa các loại cây giống quý lạ nổi danh ở đây thật công phu tâm huyết. Bản thân người viết bài (ông Vương Thừa Đĩnh) đã có bề dày 15 năm phụ trách công tác kỹ thuật và quản lý khu Lăng viên kỳ vĩ này, đối với mỗi ngọn cỏ, gốc cây, với mỗi hòn đá, viên gạch, viên ngói trong vườn Lăng đều để lại trong ông một tình cảm sâu đậm, khó quên.

Đấu thầu xây dựng lăng mộ

Khi còn sống, Tôn Trung Sơn tiên sinh đã từng nói với người khác rằng: Sau khi ông từ trần nên an táng trên núi Tử Kim Sơn, ở Nam Kinh. Cho nên sau khi ông mất không lâu, phu nhân Tống Khánh Linh và con trai Tôn Khoa đã tới ngay núi Tử Kim Sơn, xác định nơi đặt lăng mộ, tức địa điểm hiện nay. Năm 1925, họ mời các nhà thiết kế thi sơ đồ lăng mộ. Khi ấy, có nhiều công trình sư nổi tiếng tham gia thiết kế như Phạm Văn Chiếu, Dương Tích Tôn, Lã Nhan Trực… Kết quả, công trình sư Lã Nhan Trực trúng thầu. Năm 1925 các đơn vị đấu thầu bắt đầu xây dựng. Công trình lăng mộ chia làm ba bộ phận. Mộ thất và Tế đường là công trình số một; bậc đá, sườn núi đá và Bình Đài là công trình thứ hai; Đình Bia, Lăng môn, tường bao, nhà bia, nhà cảnh vệ là công trình thứ ba. Công trình thứ nhất do doanh nghiệp xây dựng Diêu Tân Kỳ, Thượng Hải nhận thầu. Doanh nghiệp Tân Kim Ký, Thượng Hải được nhận thầu xây dựng công trình thứ hai. Doanh nghiệp Đào Phức Ký, Thượng Hải thắng thầu công trình thứ ba. Toàn bộ công trình xây dựng hoàn thành vào năm 1932. Khi ấy, Ban trù bị mai táng Tôn Trung Sơn mời ông Lưu Mộng Tích làm Tổng công trình sư, phụ trách Giám đốc thi công toàn bộ công trình.

Đá xây dựng tường bao Tế đường là đá hoa cương màu trắng, vận chuyển từ Phúc Kiến đến. Phiến đá bia khắc “Đại cương kiên quốc” đặt trong Linh Đường là đá I-ta-li-a. Bốn cây cột lớn là đá Lão Sơn, Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Ngói lưu li màu xanh lam lợp mái Tế đường chuyển từ Bắc Kinh tới, Tượng Tôn Trung Sơn nằm trong mộ thất và tượng Tôn Trung Sơn ngồi trong Linh Đường là đá I-ta-li-a tạc thành. Tượng Tôn Trung Sơn ngồi là do Pao-lô Ran-tơ-xki người Ba Lan tạc. Tượng Tôn Trung Sơn nằm là do ông Kô-chít, người Tiệp Khắc tạc. Tấm bia đá lớn trên cột Hoa Biểu và Đình Bia trên Bình Đài cũng là đá Phúc Kiến. Các công trình kiến trúc xây bằng đá ở các chỗ khác đa số đều là đá hoa cương Tô Châu.

Địa điểm bày la liệt những đỉnh đồng ở trước Lăng mộ, khi tôn nền, có mai tang ở dưới nền một quyển “Hiếu Kinh” do mẫu thân của Đới Quý Đào chép tay. Pho tượng đồng dựng trước nhà kỷ niệm Tôn Trung Sơn hiện nay là chuyển từ quảng trường Tân Nhai Khẩu đến, trong thời gian “Cách mạng văn hóa”, Thủ tướng Chu Ân Lai đã từng chỉ thị phải giữ gìn các hiện vật cho tốt.

Hiện nay có người nói rằng, thi hài của Tôn Trung Sơn đã bị Quốc dân đảng đưa ra Đài Loan, đó chỉ là ức đoán. Thi hài Tôn Trung Sơn an tang trong huyệt kết cấu xi măng cốt thép sâu hơn năm mét, ở dưới tụong nằm trong Linh Tẩm, phía trên còn gắn chặt bằng xi măng cốt thép, nhất thời không thể nâng lên được. Tôi còn nhớ, sau khi an táng ngày 1-6-1929, Tổng công trình sư Lưu Mộng Tích dùng máy kinh vĩ lấy đúng hướng núi Giang Ninh Phương, gắn chặt, khi ấy có tôi ở bên cạnh, Lưu công trình sư còn bảo tôi xem lại máy kinh vĩ đó đúng chưa. Lá gan Tôn Trung Sơn ướp bằng thuốc để trong hộp thủy tinh đặt ở chân tượng nằm; năm 1949, Tôn Khoa đã mang đi.

Trước ngày giải phóng, hàng năm Lăng Tôn Trung Sơn mở cửa 5 ngày: ngày 1-1, ngày 12-3, ngày 5-5, ngày 10-10 và ngày 12-11.

Ban quản lý khu lăng

Ban quản lý khu Lăng thành lập vào mùa xuân năm 1928, khu nhà ở của Ban quản lý là chùa Vạn Thọ vốn được tu sửa nâng cấp mà thành, gồm có ba ngôi nhà. Ngôi nhà 5 gian phía trước là văn phòng và nhà ở của nhân viên, phòng để dụng cụ v.v… Ngôi nhà 6 gian ở giữa, có 2 gian làm nhà bếp, 4 gian là nơi vệ sinh, do gia đình công nhân viên chức dùng. 8 gian phòng nhà tầng phía sau là nơi ở của công nhân viên giúp việc. Bên cạnh phòng ở có trên một mẫu đất trống, trồng các loại hoa cỏ, bố trí trang nhã tinh khiết, chỉnh tề, nhưng tiếc là bị phá hủy toàn bộ trong thời kỳ kháng chiến. Khu Lăng mộ khu ấy, biên chế một người làm kỹ thuật viên kiêm quản lý viên, trên 50 công nhân giúp việc. Chức trách của Khu Lăng mộ là ngoài việc giữ gìn và làm vệ sinh lăng mộ (khi ấy có 6 công nhân vệ sinh chuyên trách cố định), còn phải kiêm nhiệm công bảo quản các danh lam thắng cảnh và các đình đài thuộc khi lăng mộ…

Ban quản lý Lăng mộ cai quản phạm vi rất rộng, công việc cũng bận rộn nặng nề.

Công trình trồng cây ở khu lăng mộ

Năm 1927, tôi đang công tác ở Lâm trường số 1 của tỉnh Giang Tô, đảm nhiệm chức vụ kỹ thuật viên. Mùa xuân năm 1928, Lam trường được Ban trù bị an táng Tôn Trung Sơn tiếp thu, thành lập Tôn Trung Sơn Lăng viên. Công nhân viên chức, nhà ở, rừng vườn của lâm trường toàn bộ thuộc Trung Sơn Lăng viên cai quản. Khi ấy đơn vị phân công tôi đảm nhiệm công tác chuẩn bị trồng cây khu Lăng mộ, cùng sinh hoạt với Tổng công trính sư Lưu Mộng Tích trong Ban quản lý công trình Lăng mộ, nên phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Do công trình lăng mộ xây dựng trên núi đá, việc trồng cây thảm cỏ đều phải đổ đất tốt lên mới trồng được cây.

Công trình trồng cây cũng rất rộng lớn. Như việc khai hào để trồng cây phải đào đá rộng tới 3 mét, sâu 2 mét trở lên. Khai hào không được dùng chất nổ, sợ ảnh hưởng đến chất lượng các công trình kiến trúc đã xây dựng như móng tường, nền lăng, nên tất cả công việc đào rãnh đều do thợ đá làm thủ công, sau đó dùng lừa ngựa chở đất tốt từ dưới núi lên, đổ đầy, nện chặt, phải làm kịp thời, nếu không mưa gió xâm thực, sẽ lở sạt mất. Lưu công trình sư còn thường xuyên nhắc nhở không được sơ suất, tránh xảy ra tai nạn. Khối lượng đất nhiều đến mức, đến nay phía tây Lăng mộ vẫn còn nhìn thấy một cái đầm lớn, do khi ấy đào đất lấy đi. Diện tích dầm rộng năm, sáu mẫu, sâu bốn, năm mét.

Mùa đông năm 1928, ông Từ Hựu Thanh, Giám đốc nông trường Giang Tô, được ông Phó Hoán Quang là chủ nhiệm vườn rừng ủy nhiệm sang Nhật bản mua các cây giống quý nổi tiếng như Tuyết Tùng, Long Bách, Phượng Cát Dã, Tùng đầu bằng… rồi lại đến Tô Châu, Vô Tích, Thượng Hải mua các loại cây giống quý như Quảng ngọc lan, Hội bách, Bàn hòe, Hải đồng, Bách đầu bằng… Những cây giống đó trong mùa xuân 1929 lần lượt được chuyển đến những địa điểm đã quy hoạch cho từng loại cây. 8 cây Tuyết tùng ở Bình Đài cao trên dưới 3 mét; 32 cây Long bách ven chân tường cao đến 2,78 mét, đều mua từ Nhật Bản. Do đánh mầm, bao gói làm cẩn thận, chặt chẽ, cộng với trồng trọt quản lý chu đáo, năm ấy cây sống toàn bộ, không có một cây nào khô héo. Việc bố trí địa điểm trồng cây, có nơi do sơ đồ kiến trúc quyết định, còn đại bộ phận do hai ông Phạm Tiến Nhan, Chương Quân Du là chuyên gia lục hóa vườn rừng và hai ông Đường Địch Quang, Tống Thời Kiệt là chuyên gia rừng rậm nổi tiếng trong nước được ngài Phó Hoán Quang mời đến làm việc, đến hiện trường nghiên cứu mà quyết định.

Về tình hình trồng cây ở các khu khác của lăng mộ, phân bố như sau:

Một vòng chân tường sau Mộ Thất trồng Quảng ngọc lan, lấy từ Thượng Hải, xen kẽ trồng mấy lùm mai đưa từ Vô Tích về.

Hai bên bậc đá lớn dưới Bình Đài trồng Hội bách, lấy từ Tô Châu; trồng Phượng Cát Dã , lấy từ Nhật Bản; trồng Thạch lựu, Hải đồng, lấy từ Tô Châu.

Ven tường bao trồng Tùng vỏ trắng, lấy từ Bắc Kinh, cả thảy trồng ba hàng.

Cạnh Đình Bia trồng hoàng dã, lục li, lấy từ Tô Châu. Hai bên bậc đá trồng thùy long hột, lấy từ Thượng Hải. Sau cổng lăng trồng đan quế, hương phi, tùng bách lấy từ Thượng Hải. Hai bên cổng Lăng trồng bạch ngọc lan, lấy từ Thượng Hải, tất cả trồng ba hàng. Nhà nghỉ hai bên đầu lăng mộ trồng ngân hạnh, lấy từ Nông trường Kim Đại, Nam Kinh, cả thảy trồng hai hàng. Hai quảng trường trước cổng lăng trồng hoàng dương cầu, lấy từ Thượng Hải. Dốc thoai thoải trồng 6 cây tùng đầu bằng, lấy từ Nhật Bản. Hai bên Mộ Đạo trồng bách đại hội, lấy từ Thượng Hải. Ven Mộ Đạo giữa trồng hòe Trung Quốc, lấy từ Bắc kinh, cả thảy hai hàng, sau vì tán xòe không đều, nên sau sửa lại trồng tuyết tùng 3 năm, nay ngọn cây hùng vĩ, đã có trái từ lâu. Đầu Mộ Đạo trồng 6 cây tuyết tùng, 2 cây do Cục Công bộ Thượng Hải tặng, 4 cây lấy từ Nhật Bản, hiện còn một cây có hai ngọn. Phía đông và tây Mộ Đạo trồng hai cây đại thạch nam, có ngay trên đất Nam Kinh.

Công trình phủ xanh Tử Kim Sơn

Núi Tử Kim Sơn tổng diện tích đạt 45,7 ngàn mẫu Trung Quốc (trên 3.000ha), cao trên mặt nước biển 448 mét. Núi Tử Kim Sơn khi ấy có nhiều núi đồi trọc, từ các vùng Linh Cốc Tự, Minh Hiếu Lăng, Vạn Phúc Tự ở đỉnh Mao Sơn và nơi trồng rừng còn có cây cối lưa thưa, còn các nơi khác đều là đá sỏi trọc lóc, trông rất hoang vu tiêu điều. Nhằm phủ xanh toàn bộ núi Tử Kim Sơn, Ban quản lý Lăng bèn chia toàn núi thành 7 phân khu tiến hành nhân cây con trồng rừng gồm khu nam, khu đông, khu đông bắc, khu bắc, khu tây bắc, khu tây (kiêm vườn cây dự bị) và khu lăng mộ.

Mỗi khu biên chế có nhân viên quản lý kỹ thuật và một số công nhân, nhân giống trồng rừng, hạn trong 3 năm hoàn thành phủ xanh toàn núi. Trong đó, do khu lăng mộ không có ruộng vườn, cộng thêm công tác phủ xanh nặng nề, nhiệm vụ trồng rừng trên núi do khu nam đảm nhiệm. Khi ấy, trồng rừng hầu hết là thông đen. Vì nó sinh trưởng nhanh, khả năng thích ứng cao, và thông đen xanh quanh năm, dễ thành rừng tái tạo môi trường cảnh quan. Sau 5 năm trồng cây đã thành rừng, râm mát tươi xanh.

Từ năm 1934 đến năm 1935, sâu róm hại thông trên núi Tử Kim Sơn hoạt động rất mạnh, diệt trừ sâu hại là một nhiệm vụ trọng đại của toàn Lăng viên. Sâu róm hại thông kéo dài đến vùng nam núi Tử Kim Sơn, nhất là trước sau lăng mộ bị nặng nhất. Ngoài việc động viên toàn bộ tổ viên lâm của khu lăng mộ, còn động viên tổ bảo vệ cây của Sở Thực nghiệm nông nghiệp Trung ương trước đây và toàn thể sĩ quan binh lính của đơn vị quân đội đóng quân gần đó. Số người huy động tham gia diệt sâu hại thông nhiều trên vạn người. Phương pháp đánh bắt lúc bấy giờ hoàn toàn dựa vào sức người, bàn tay khua sâu róm rụng xuống rồi lấy kéo cắt chết. Sau đó, còn dùng một loại keo dán quét lên một vòng vào gốc cây, cách mặt đất khoảng 20cm, làm cho sâu róm hại thông bị khua rơi xuống không thể bò lên cây lại được nữa. Với những ấu trùng mới nở thì bắt bằng tay. Xem ra, khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật khi ấy quá lạc hậu.

(Còn tiếp)

V.H.

Theo sách Trung Quốc

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/dieu-chua-biet-ve-lang-mo-ton-trung-son-262971.html