Điều chưa biết về 'tấm khiên' tàu sân bay Mỹ sắp tới Đà Nẵng

Dù được hộ tống bởi một biên đội tàu chiến hùng hậu, nhưng bản thân mỗi tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz, trong đó có USS Carl Vinson (CVN-70) vẫn có thể tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa từ bên ngoài bằng các loại vũ khí tiên tiến.

Bản thân các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Hải quân Mỹ đã là một thứ vũ khí mạnh mẽ, điều mà không kẻ thù của nước Mỹ muốn đối mặt. Tàu sân bay Nimitz còn là trung tâm chỉ huy trên biển và trên không mang theo một kho vũ khí khổng lồ để nó có thể tham chiến ở bất kỳ đâu. Nguồn ảnh: USNI News.

Và một

tàu sân bay Mỹ

như vậy là chiếc USS Carl Vinson (CVN-70), soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 (CSG-1) cùng các tàu hộ tống sẽ chính thức thăm Việt Nam từ ngày 5-9/3, dưới sự cho phép của Chính phủ Việt Nam. Nguồn ảnh: Reddit.

Tàu USS Carl Vinson trong tuần tra trên biển được biên chế hai phi đoàn chiến đấu cơ, và tổng số máy bay các loại mà con tàu này có thể mang theo lên đến 90 chiếc. Điều này cho phép Hải quân Mỹ triển khai sức mạnh này ở bất kỳ đâu trên biển mà không bị giới hạn về địa lý. Nguồn ảnh: Navy Times.

Từ những sức mạnh trên, sẽ không quá khó để có thể nhận ra là các tàu sân bay Nimitz cũng như

USS Carl Vinson

sẽ trở thành mục tiêu bị tấn công đầu tiên khi chúng tham gia bất kỳ một cuộc chiến nào đó trên biển. Nguồn ảnh: Navy Times.

Dĩ nhiên các tàu sân bay hạt nhân của Hải quân Mỹ không bao giờ di chuyển mà được bảo vệ bởi một biên đội tàu chiến hùng hậu lên đến 6 chiếc đa phần là lớp tàu khu trục Arleigh Burke. Tuy nhiên, các tàu sân bay Mỹ vẫn được trang bị "tấm khiên" phòng vệ chắc chắn để có thể tự bảo vệ mình trong trường hợp xấu nhất. Nguồn ảnh: Getty Images.

Để có thể tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa trên không và trên mặt biển, USS Carl Vinson nói riêng và các tàu sân bay Nimitz nói chung được trang bị

hệ thống tự vệ trên hạm

được cấu thành bởi ba hệ thống phòng không tiên tiến. Nguồn ảnh: StrategyPage.

Theo đó, để bảo vệ tàu sân bay một cách toàn diện tất cả hệ thống vũ khí, bao gồm cả hệ thống radar trên tàu sân bay Nimitz được kết nối với nhau thành một thể thống nhất chống lại bất kỳ mối đe dọa nào. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hàng phòng thủ đầu tiên của tàu sân bay Nimitz là hệ thống tên lửa phòng không trêm hạm RIM-7 Sea Sparrow được trang bị các tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow cải tiến cho phép đánh chặn các mục tiêu tầm gần từ khoảng cách 20km với hành trình siêu âm và chỉ mất vài giây để có thể đánh chặn mục tiêu. Nguồn ảnh: Reddit.

Tên lửa Sea Sparrow được điều khiển bay đến mục tiêu bởi một radar xa kích Mark 115 “Manned Director” (Giám đốc), loại radar này có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu đe dọa từ khoảng cách lên đến 90km. Toàn bộ quy trình tấn công đánh chặn mục tiêu của bộ đôi tên lửa Sea Sparrow và radar Mark 115 chỉ diễn từ từ 12-38 giây. Nguồn ảnh: Seaforces.

Tuy nhiên, nếu hàng phòng thủ thứ nhất trên tàu sân bay Nimitz với 8 quả tên lửa Sea Sparrow vẫn không thể đánh chặn được mục tiêu thì nó vẫn có “chiếc ô” thứ hai của hàng phòng thủ với hệ thống phòng không RIM-116 (RAM) với cụm phóng mang theo 21 tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Nguồn ảnh: Seaforces.

RIM-116 đóng vai trò đặc biệt quan trong trong hàng phòng thủ trên tàu sân bay Nimitz nếu không muốn nói là cuối cùng, tầm bắn của tên lửa RIM-116 vào khoảng 9km và lao đến mục tiêu trong vận tốc hơn 2.000km/h với tỉ lệ bắn hạ thành công lên đến 95%. Nguồn ảnh: quora.com.

Do đó không quá mấy ngạc nhiên khi RIM-116 trở thành một trong những hệ thống tên lửa phòng không trên hạm phổ biến nhất trong Hải quân Mỹ và một số nước đồng minh. RIM-116 có khả năng đánh chặn nhiều loại mục tiêu khác nhau và có thể hoạt động trong nhiều loại điều kiện môi trường. Nguồn ảnh: Seaforces.

Sức mạnh của RIM-116 là sự kết hợp giữa tốc độ, sự chính xác và cả số lượng với số mục tiêu nó có thể bắn hạ trong cùng một lúc lên đến con số hàng chục, và mọi quy trình tấn công chỉ diễn ra trong vòng vài giây. Nguồn ảnh: Military.com.

Và hệ thống phòng thủ cuối cùng trên tàu sân bay Nimitz không ai khác ngoài hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS khẩu “súng thần” của Hải quân Mỹ trong gần 40 năm qua. Và giống như RIM-116, Phalanx CIWS cũng là mẫu vũ khí phòng không tiêu chuẩn trên nhiều lớp tàu chiến của Hải quân Mỹ và đồng minh. Nguồn ảnh: General Dynamics

Nói về sức mạnh của Phalanx CIWS đây là loại vũ khí có thể tạo ra một “bức tường lửa” với đạn pháo 20mm bảo vệ tàu sân bay trước các mối đe dọa đến từ tên lửa chống hạm đối phương, nhờ tốc độ bắn lên đến 4.500 phát/phút của nó. Nguồn ảnh: Wiki.

Để làm được điều đó, Phalanx CIWS được trang bị một khẩu pháo tự động Vulcan 6 nòng trang bị đạn pháo 20mm có tầm bắn hiệu quả từ 2.000 mét đến 9.000 mét. Điều khiển hệ thống vũ khí này một là radar nhận diện và dẫn bắn tiên tiến. Nguồn ảnh: Prime Portal.

Bên cạnh pháo 20mm, ở một số biến thể cải tiến Phalanx CIWS còn được nâng cấp thêm cả tên lửa phòng không, nổi bật nhất trong số đó là hệ thống SeaRAM dựa trên thiết kế của hệ thống RIM-116 mang lại khả năng phòng vệ mới cho mọi loại tàu chiến trước các mối đe dọa từ tên lửa chống hạm lẫn mục tiêu bay. Nguồn ảnh: Seaforces.

Mời độc giả xem video: Tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ hoạt động trên vùng biển Thái Bình Dương. (Nguồn Hải quân Mỹ)

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/dieu-chua-biet-ve-tam-khien-tau-san-bay-my-sap-toi-da-nang-1015626.html