Điều gì khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chìm trong 'biển lửa'?

Thị trường chứng khoán (TTCK) tại Châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng vào hôm nay (11.10) và thua lỗ nặng nhất trong vòng 8 tháng qua khiến cho TTCK thế giới biến động mạnh trong bối cảnh giá USD tăng nhanh.

Chứng khoán toàn cầu ngập trong màu đỏ. Ảnh: Bloomberg.

Hãng tin Reuters cho hay, chỉ số cổ phiếu của MSCI thuộc Châu Á-Thái Bình Dương đã giảm 3,8%, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 3.2017.

Thị trường ở Châu Âu được cho là khó có khả năng khôi phục, khi các cổ phiếu tài chính kỳ vọng FTSE của Luân Đôn giảm 1,4% ở mức 7.047 điểm, DAX của Frankfurt giảm 1,8% ở mức 11.501 điểm và CAC của Pháp giảm 2,1% xuống 5.096 điểm.

Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Christine Lagarde cho biết, định giá thị trường chứng khoán cực kỳ cao đã xóa sổ hàng trăm tỉ USD trong khu vực với sự lo ngại về lợi suất sẽ tăng lên.

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã giảm 3.9%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3, trong khi TOPIX mất khoảng 207 tỉ USD giá trị thị trường giảm 3,5%.

Còn cổ phiếu của Thượng Hải giảm 4,9%, đây là con số tồi tệ nhất kể từ tháng 2.2016, xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2014, trong khi các mã blue chip Trung Quốc giảm 4,4%.

Cổ phần ở Đài Loan nằm trong số những phần trăm tệ nhất trong khu vực, mất 6,3%. Chỉ số Kospi của Seoul giảm 3,8%.

Việc nắm giữ cổ phiếu toàn cầu đã làm tăng tỷ lệ lạm phát của Mỹ do vào cuối ngày thứ Năm, kết quả tăng lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) khiến đầu cơ tăng lãi suất tích cực hơn.

Việc TTCK "đỏ lửa" đã đủ tệ để thu hút sự chú ý của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã từng chỉ trích và cáo buộc Fed tăng lãi suất.

Các cổ phiếu tăng đột biến có vẻ kém hấp dẫn hơn so với trái phiếu đồng thời đe dọa đến hoạt động kinh tế.

Steven Friedman, chuyên gia kinh tế cấp cao của BNP Paribas Asset Management cho biết: “Việc tăng lãi suất huy động là yếu tố chính cho việc bán cổ phần, vì sản lượng cao hơn cho thấy giá trị hiện tại thấp hơn của các dòng cổ tức trong tương lai.

Cũng có thể các nhà đầu tư cổ phần đang ngày càng lo ngại rằng con đường lãi suất dự kiến của Fed sẽ mở rộng”.

Hôm nay (11.10), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết ông rất quan tâm đến căng thẳng thương mại và cảnh báo về sự suy thoái kinh tế toàn cầu nếu các mối đe dọa thuế quan leo thang.

Đỗ Phương

Nguồn Lao Động: https://laodong.vn/kinh-te/dieu-gi-khien-thi-truong-chung-khoan-toan-cau-chim-trong-bien-lua-635466.ldo