Điều ít biết về rắn chàm quạp có độc của Việt Nam

Rắn chàm quạp là một trong những loại rắn cực độc và cực hiếm ở Việt Nam. Độc tố của loại rắn này chỉ sau rắn biển (đẻn biển).

Rắn chàm quạp có chiều dài thân khoảng 1m, màu nâu đỏ tía hoặc nâu, có 9 vảy che rắn chắc trên đầu. Các hoa văn trên thân gồm từ 19 - 31 dấu hình tam giác có màu sẫm. (Nguồn Khoahoc)

Rắn chàm quạp thường xuất hiện ở vùng rừng cao su ở Đông Nam Bộ. Loài rắn này thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện. (Nguồn Dongvatvietnam)

Ở nước ta, rắn chàm quạp có nhiều nhất ở Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, Vũng Tàu. (Nguồn Reptarium)

Trên thế giới, rắn chàm quạp phân bố ở Campuchia, Thái Lan, Lào, Malaysia, Ấn Độ. (Nguồn Tumblr)

Rắn chàm quạp còn có tên gọi khác là khô mộc xà, rắn lục nưa hay rắn lục Malaysia. (Nguồn Wikimedia)

Rắn chàm quạp có đặc điểm là sau khi cắn ai đó, nó thường nằm im tại chỗ, không di chuyển. (Nguồn Bris)

Thức ăn của rắn chàm quạp gồm ếch, nhái, loài gặm nhấm, chim và các loài rắn khác. (Nguồn Vncreatures)

Nọc độc của rắn chàm quạp rất độc. Nó nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi và khiến tim ngừng đập chỉ trong 1 phút. (Nguồn Vncreatures)

Trong một số trường hợp, rắn chàm quạp cắn người khiến chảy máu bên trong, gây tử vong. (Nguồn Vncreatures)

Hà Nguyễn (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/dieu-it-biet-ve-ran-cham-quap-co-doc-cua-viet-nam-942242.html