Điều trị loãng xương bằng Y dược cổ truyền

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện có tỷ lệ rất cao và hậu quả nguy hiểm là gãy xương, ảnh hưởng nặng nề đến chức năng vận động, thậm chí tàn phế.

Xương là một mô sống luôn có sự cân bằng động giữa 2 quá trình tiêu hủy tế bào xương già và tạo tế bào xương trẻ. Sự cân bằng này sẽ thay đổi theo năm tháng trong suốt cuộc đời của con người.

Theo y lý, từ lúc trẻ và đến tuổi trưởng thành của con người, quá trình tạo xương mới sẽ hoạt động mạnh hơn. Khi cơ thể phát triển ổn định (khoảng 25-30 tuổi) quá trình tạo xương mới sẽ cân bằng với quá trình tiêu xương cũ. Nhưng đến giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh (khoảng sau 45 tuổi) quá trình tiêu xương sẽ xảy ra mạnh hơn tạo xương và sinh ra hội chứng loãng xương hay bệnh loãng xương. Chứng loãng xuất hiện ở cả hai giới nam và nữ, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới cao hơn nam 3-4 lần.

Nhận diện bệnh loãng xương

Loãng xương là một bệnh (hay là hội chứng) chuyển hóa của xương với 2 đặc điểm chính: khả năng chịu lực bị suy yếu và cấu trúc thay đổi nên xương không còn bền vững gây hậu quả gãy xương. Chẩn đoán mật độ xương (MĐX) bị thấp (T-score lớn hơn - 2,5) sử dụng máy đo độ hấp thu tia X bằng năng lượng kép (DEXA), vị trí cơ thể được đo là xương đốt sống đoạn thắt lưng hoặc cổ xương đùi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến MĐX còn do di truyền quyết định đến khoảng 75% độ chắc của xương. Môi trường sống và chế độ dinh dưỡng cũng quyết định khoảng 25% độ chắc của xương. Cơ thể mỗi người có các hóc môn oestrogen và testosterone, đều ảnh hưởng đến MĐX. Khi giảm 2 hormone này đều gây giảm MĐX.

Chế độ dinh dưỡng là chất cần thiết giúp xương khỏe. Tuy nhiên, canxi chỉ thật sự cần khi tuổi trẻ và trước tuổi trưởng thành. Sau độ tuổi này, canxi không cần bổ sung nhiều như khi còn trẻ. Ngoài ra, hoạt động thể lực (tập thể dục, chơi thể thao) cũng cần thiết để duy trì MĐX ổn định. Chứng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng không tốt đến chuyển hóa xương. Những người bị thiếu ngủ hoặc bị hội chứng ngưng thở lúc ngủ có MĐX thấp.

Điều trị loãng xương

Ở tuổi mãn kinh và người cao tuổi, hiện tượng thiếu chất khoáng (như canxi, phốt pho) không đáng kể, trong khi thiếu chất hữu cơ tạo keo xương (collagen) là chủ yếu, nên cần thiết phải cung cấp đủ chất collagen (đặc biệt collagen loại 1) để xương được chắc khỏe. Hủy cốt tế bào (tế bào tiêu hủy xương ) có vai trò quan trọng trong chu chuyển xương, đặc biệt sự tái tạo xương vì giúp loại bỏ xương già cỗi, tạo điều kiện cho tạo cốt bào thành lập xương mới. Do đó không phải mọi trường hợp đều cần sử dụng các thuốc ức chế hủy cốt tế bào.

Để tạo cốt bào giảm về lượng và chất trong quá trình tích tuổi nên sự tổng hợp collagen và tạo xương mới bị hạn chế. Vì vậy, cần sử dụng thuốc kích thích hoạt động của tạo cốt tế bào. Y học cổ truyền có các bài thuốc, vị thuốc “bổ Thận” (thận âm hoặc dương) có tác động giúp tăng hoạt động của các tạo cốt bào trên thực nghiệm.

Khung xương của cơ thể muốn hoạt động hiệu quả không thể thiếu vai trò của hệ cơ bắp, gân và dây chằng. Hệ cơ - gân - dây chằng muốn khỏe, dẻo dai cần sự luyện tập vừa sức và kiên trì, cũng như cung cấp đủ chất dinh dưỡng, trong đó có chất collagen loại II. Vì thế, trong điều trị bệnh loãng xương theo quy ước gồm các thuốc ức chế hủy cốt bào, như Biphosphonat: Alendronat (Fosamax),Risedronat (Actonel) và Ibandronat (Boniva).

Liệu pháp Hormone thay thế (HRT) dùng ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương cho phụ nữ mãn kinh. Thuốc điều hòa chọn lọc Estradiol (SERMs): tăng tối đa tác dụng có lợi của Estradiol cho xương. Calcitonin: có tác dụng điều hòa calci và chuyển hóa xương.

Điều trị bằng Y dược cổ truyềnĐiều trị theo quy ước đã cải thiện MĐX, hạn chế gãy xương và tránh tàn phế cho nhiều người. Tuy nhiên, không phải mọi người bệnh đều có thể dung nạp với các thuốc kinh điển trên và phải bỏ dở điều trị. Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung vào các cây - thuốc có tác dụng điều trị hỗ trợ hoặc thay thế được các thuốc có nguồn gốc hóa dược, phổ biến là các bài thuốc, cây - con thuốc như sau:

- Cây Cẩu tích: tên khác cây Lông khỉ, Kim mao, Lông cu ly, Ráng cát tu, Co cút pá (Thái), Đạng pàm (K ho), Cút bang (Tày). Có tác dụng giảm đau trong bệnh xương - khớp, tăng mật độ xương, rút ngắn thời gian liền xương, liều từ 10-15 g/ngày, qua đường uống.

- Cốt toái bổ: tên khác là Tắc kè đá, Hầu khương, Hồ tôn khương, Thân khương, cây Tổ phượng, cây Tổ rồng, Tổ diều. Cốt toái bổ khi uống có tác dụng tăng mật độ và độ bền của xương. Liều dùng từ 15-20g/ngày.

- Bài thuốc Lục vi: đây là bài thuốc cổ gồm 6 vị thuốc (Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả, Phục linh, riêng Thục địa 32g các vị thuốc còn lại 12-16g) đã được dùng từ hàng ngàn năm nay. Hiện một số nước có nền y dược cổ truyền phát triển đã dùng điều trị LX có hiệu quả cải thiện mật độ xương trên động vật thí nghiệm cũng như trên người bệnh.

- Cao xương cá sấu: có chứa lượng lớn collagen dạng thủy phân nên rất dễ hấp thu qua đường tiêu hóa. Qua nhiều công trình nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng đã ghi nhận Cao cá sấu an toàn, hiệu quả và dung nạp tốt đối với người bệnh loãng xương. Hiện nay, có nhiều người bệnh được chẩn đoán xác định loãng xương đã thường xuyên sử dụng Cao xương cá sấu Hoa cà liên tục từ 6 tháng trở lên cho kết quả tăng MĐX rõ rệt, kèm theo giảm đau cơ - khớp và phục hồi khả năng vận động tốt.

Đối với các bệnh mạn tính không lây nói chung và bệnh loãng xương nói riêng, trong điều trị cần liệu pháp tổng hợp vừa dùng thuốc và không dùng thuốc. Bên cạnh thuốc đặc trị cần kết hợp điều chỉnh lối sống: ăn hợp lý, hạn chế chất kích thích, tập thể dục thường xuyên, hạn chế căng thẳng, áp lực.

Già trước tuổi nếu thiếu Collagen

Collagen là chất giàu protein nhất trong cơ thể. Collagen được tìm thấy nhiều trong mô xương, da, cơ, gân và dây chằng. Collagen đóng vai trò như một “giàn giáo”, làm chỗ tựa của các chất khoáng (Ca, Mg, phosphorus…) và tạo nên cấu trúc - hình dạng cũng như độ bền của tất cả các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Collagen thiếu khi tuổi cao hoặc cung cấp không đủ. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn cả là nhiều người tuổi chưa cao đã già sớm vì vô tình gây tổn hại đến chất lượng và/hoặc số lượng Collagen.

Các nguyên nhân gây tổn hại

Ăn nhiều chất đường tinh chế (đường cát trắng, đường phèn, bánh kẹo…): dư chất đường sinh ra nhiều chất AGEs (advanced glycation end products) sẽ tác động lên collagen nên mỏng manh và dễ vỡ.

Hút thuốc lá (kể cả thụ động): nicotin gây tổn hại cả collagen và elastin trong da cũng như hẹp mạch máu nuôi dưỡng da. Vì thế, da trở nên khô, thay đổi sắc tố, xuất hiện nhiều nếp nhăn.

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng: tia cực tím có trong ánh nắng từ mặt trời sẽ phá hủy collagen và tích tụ chất elastin bất thường. Elastin bất thường dẫn tới sản sinh các men tấn công chất collagen.

Duy trì và hỗ trợ cơ thể

Để kiểm soát các yếu tố gây bất lợi nêu trên, cần thường xuyên tập thể dục phù hợp với thể trạng. Uống đủ nước sạch, chú ý ăn các thực phẩm có tác dụng kích thích tổng hợp collagen, như cà chua, cà rốt, ớt chuông, gấc… vì có nhiều chất beta-caroten. Một số chế phẩm từ nguồn gốc thiên nhiên có chứa chất anti-oxydant… Dùng nhiều cải bắp, đậu nành, cá chứa nhiều acid amin proline.

Ngoài ra mỗi người cần kiểm soát stress, tránh cuộc sống tĩnh tại, ngủ đủ giờ… và thực hiện một số kỹ thuật vật lý trị liệu có tác dụng hạn chế tiêu hao collagen: xoa bóp - bấm huyệt, châm cứu, laser…

Bs. Trần Văn Năm

Nguồn SGĐT: http://saigondautu.com.vn/doanh-nghiep-thi-truong/dieu-tri-loang-xuong-bang-y-duoc-co-truyen-58096.html