Định dạng mới nào cho hợp tác Nga-NATO?

Giữa bối cảnh hội đồng Nga-NATO hoạt động không được hiệu quả, chuyên gia Andrey Kortunov cho rằng nên nghĩ tới các định dạng khác để hai bên có thể trao đổi và phối hợp với nhau một cách tốt nhất.

Định dạng mới nào cho hợp tác Nga-NATO?

Tổng giám đốc Hội đồng Quan hệ Quốc tế Nga Andrey Kortunov trong một buổi nói chuyện trên tờ "nước Nga ngày nay", đưa ra nhận định: trong bối cảnh hiện nay cần phải suy nghĩ về định dạng mới của việc hợp tác giữa Moscow và Brussels, ngoài Hội đồng Nga - NATO hiện có.

Theo ông, tiến trình tiếp tục công việc của Hội đồng Nga-NATO đang diễn ra chậm chạp, khó khăn vì các quy trình quan liêu rõ ràng, các quyết định được đưa ra bởi nỗi sợ hiển thị quá nhiều tính linh hoạt và khả năng giải thích không chính xác về sự linh hoạt này của cả hai bên.

"Chúng ta đã bàn luận rằng, nếu vì lý do khách quan, Hội đồng Nga-NATO hiện đang phát triển rất chậm, thì chúng ta nên nghĩ về các định dạng khác. Có thể, là thành lập một nhóm đặc biệt nào đó (có chuyên môn cao), mà có thể hỗ trợ thêm cho công việc của hội đồng ở những nơi mà nó vẫn chưa thể hoạt động hết công suất", ông Kortunov gợi ý.

"Tất nhiên, chúng ta cần phải tính đến tiềm năng của các tổ chức khác", chuyên gia nói thêm rằng cũng không cần thiết phải để duy nhất một định dạng hợp tác giữa Nga và NATO.

Đề cập đến tuyên bố được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh NATO, có động chạm đến Nga, chuyên gia lưu ý rằng không nên đánh giá quá cao giá trị của tuyên bố này.

Một phần đáng kể các điểm được các nhà lãnh đạo NATO thống nhất sau kết quả cuộc gặp thượng đỉnh hôm 11-12/7 là dành cho Nga. Một mặt, họ tuyên bố sẵn sàng đối thoại, mặt khác – lại buộc tội Nga có các hoạt động quân sự khiêu khích, cố gắng chia tách đồng minh và thách thức trật tự quốc tế.

Vào tháng 5/2002, tại Hội nghị thượng đỉnh Rome, Hội đồng Nga-NATO đã được thành lập, là nền tảng chính cho việc đối thoại và phối hợp giữa Liên bang Nga và các thành viên liên minh. Các cuộc họp ở cấp đại sứ được tổ chức ít nhất một tháng một lần, và hai lần một năm tổ chức họp ở cấp bộ trưởng hoặc cấp cao nhất.

Trong năm 2014, sau khi sáp nhập Bán đảo Crimea vào Nga và xảy ra cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, các hoạt động của hội đồng đã bị đóng băng. Trong năm 2016, các cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO ở cấp đại sứ vẫn tiếp tục, nhưng có tính chất bất thường.

Trí Đức (Lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/dinh-dang-moi-nao-cho-hop-tac-nganato-post268783.info