Doanh nghiệp 24h: 2 đại gia phố núi Gia Lai đang tự cứu mình như thế nào?

Cả Hoàng Anh Gia Lai và Quốc Cường Gia Lai đều phải tự cứu mình bằng việc bán tài sản để trả nợ. Cách này phần nào giải tỏa được áp lực trong ngắn hạn nhưng vẫn chưa hết nỗi lo.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAG

Nỗ lực tự cứu mình của 2 đại gia phố núi Gia Lai

Năm 2016, cả HAGL và Quốc Cường Gia Lai cùng vướng vào vòng xoáy của nợ nần. Hàng nghìn tỷ đồng nợ đến hạn bủa vây 2 đại gia phố núi. Thậm chí, chính lãnh đạo 2 doanh nghiệp này đã phải thừa nhận họ gặp rất nhiều khó khăn với các khoản nợ lớn.

Giữa năm 2016, bầu Đức phải đau đầu trước hàng chục nghìn tỷ đồng nợ vay đến hạn trả, trong khi hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cao su sụt giảm.

Những khoản nợ lớn khiến chi phí lãi vay của HAGL lên cao, bình quân mỗi quý trong năm 2016, HAGL phải trả tới 400 tỷ đồng tiền lãi vay. (Xem tiếp)

Vì sao ngành chăn nuôi phải làm lại từ đầu sau 20 năm?

Tại hội thảo “An toàn thực phẩm trong ngành chăn nuôi - vai trò quản lý an toàn chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi” do BSA tổ chức ngày 9/11/2017, ông Johan den Hartog, Giám đốc điều hành tổ chức tiêu chuẩn GMP+ International cho biết: “Người tiêu dùng hiện nay, nhất là người Việt Nam đã mất lòng tin về an toàn vệ sinh thực phẩm, để lấy lại niềm tin đó, phải tăng hiểu biết của người bán lẻ và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm”.

“Ngay cả yêu cầu bức thiết nhất của xuất khẩu cũng là phải chứng minh thực phẩm đó an toàn và an toàn từ thức ăn chăn nuôi. Khi chúng ta áp dụng quy chuẩn chặt chẽ hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm vào thức ăn chăn nuôi thì sẽ giảm mối nguy về thực phẩm bẩn, nâng cao tính cạnh tranh quốc tế cho doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam”, ông cho biết thêm.

Trong chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm: Nuôi trồng, sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà bán lẻ, đến người tiêu dùng... ông Johan den Hartog nhấn mạnh điểm cốt lõi của chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm nằm ở nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. (Xem tiếp)

Vietnam Airlines sẽ bán tiếp cổ phần cho nhà đầu tư ngoại

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ bán tiếp cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí cho một hãng hàng không khác, nằm trong kế hoạch niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Chính phủ giảm sở hữu xuống còn 51%.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Bloomberg, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, cho biết hãng này sẽ đàm phán với các nhà đầu tư tiềm năng để bán 4,4% cổ phần trong tháng này.

Việc bán cổ phần lần này nhằm tiếp tục thực hiện kế hoạch đầy tham vọng của hãng là nâng cấp và mở rộng đội tàu bay, và cải thiện chất lượng dịch vụ, ông Thanh nói tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nhân APEC (APEC CEO Summit) được tổ chức tại Đà Nẵng. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/doanh-nghiep/doanh-nghiep-24h-2-dai-gia-pho-nui-gia-lai-dang-tu-cuu-minh-nhu-the-nao-3391226.html