Doanh nghiệp châu Âu đối mặt với tổn thất của chuỗi cung ứng do Covid-19

Một nhà cung cấp ô tô châu Âu đã buộc phải đóng cửa nhà máy chính ở Italia do sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 ở nước này, bằng chứng rõ ràng nhất cho đến nay về tác động của căn bệnh này đối với nền kinh tế và công nghiệp Châu Âu.

Theo đó, ngày 26/2, nhà sản xuất điện tử MTA cho biết, nếu 600 nhân viên của họ ở thị trấn Codogno phía bắc Italia không được phép trở lại làm việc trong vài ngày tới thì các dây chuyền sản xuất tại các công ty con của Fiat Chrysler (FCA) sẽ bị đình trệ. Tất cả các nhà máy FCA khác ở châu Âu và các nhà máy của Renault, BMW và Peugeot cũng sẽ đóng cửa. Và việc đóng cửa nhà máy bắt đầu sẽ có tác động thảm hại đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà máy ở Italia đã đóng cửa từ 10 giờ tối ngày 21/2 sau khi các ca bệnh đầu tiên được phát hiện.

Tuyên bố của MTA đánh dấu dự báo đầu tiên về việc ngừng hoạt động tại một thị trường sản xuất ô tô nội địa lớn nhất của Đức. Virus corona mới đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô châu Âu tại Trung Quốc kể từ tháng trước, nhưng hiệu ứng gõ cửa đối với các nhà cung cấp trong lục địa Châu Âu bây giờ mới bắt đầu được cảm nhận, vì các kho dự trữ lớn đã giúp các nhà sản xuất vượt qua khó khăn trong giao hàng. Các hãng Volkswagen, Daimler và BMW đều phụ thuộc rất nhiều vào lợi nhuận kiếm được ở Trung Quốc, đã nhiều lần khẳng định rằng tác động đầy đủ của Covid-19 đối với chuỗi cung ứng sẽ chưa rõ ràng, do sự phức tạp của các hợp đồng mua sắm. Liên đoàn Công nghiệp BDI của Đức ngày 26/2 cũng cho biết tác động đầy đủ của việc đóng cửa ở Trung Quốc cũng chưa được cảm nhận bởi ngành công nghiệp châu Âu. Các doanh nghiệp châu Âu lo ngại rằng việc cung cấp các bộ phận quan trọng từ các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ bị cắt đứt trong những tuần tới bởi sự gián đoạn liên quan đến Covid-19 mặc dù sản xuất tại Trung Quốc đang dần khởi động lại trong cuối tháng 2.

Lưu lượng vận chuyển container giữa các cảng của Trung Quốc và Đức đã giảm mạnh và chuỗi cung ứng có nguy cơ bị phá vỡ vào tháng 3. Cho đến nay, không có sự phá vỡ ngay lập tức trong chuỗi cung ứng, nhưng những gì các doanh nghiệp đang nhận được tại các cảng hiện nay đã được vận chuyển từ bốn đến năm tuần trước, do đó, sự thiếu hụt sẽ đến trong vài tuần tới. Ví dụ về một chất phụ gia được sử dụng để làm giấy cho biên lai thẻ tín dụng, phần lớn được sản xuất bởi một nhà sản xuất gần Vũ Hán - khu vực của Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19. Ngành sản xuất ô tô, thiết bị điện và dược phẩm cũng được dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nguồn cung từ Trung Quốc. Việc sản xuất và bán hàng của Volkswagen, đang dần khởi động lại ở Trung Quốc sau khoảng cách gần bốn tuần, nhưng vẫn ở mức thấp. Volkswagen là nhà sản xuất ô tô nước ngoài lớn nhất tại Trung Quốc, là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. Tác động của Covid-19 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu vấn đề có thực sự xảy ra trong quý đầu tiên hay không. Nếu như vậy, vẫn có cơ hội tốt để có thể phục hồi các tổn thất. Nếu kéo dài đến nửa đầu năm, thì sẽ có tác động rất lớn.

Các nhà kinh tế lo ngại rằng tác động của virus sẽ làm tăng thêm tai họa của các nhà sản xuất châu Âu, vốn đã phải chịu hai năm đặt hàng và sản xuất, và cân nhắc sự tăng trưởng yếu ở khu vực đồng euro, năm ngoái đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua. Ngày 26/2, Cao ủy kinh tế của EU Paolo Gentiloni đã cảnh báo coronavirus có nguy cơ bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro, nhưng cho biết ủy ban này sẽ vẫn thận trọng khi dự báo về bất kỳ suy thoái tiềm năng nào. Ủy ban Kinh tế của EU sẽ không đưa ra dự báo khẩn cấp để định lượng rủi ro cho tăng trưởng; thay vào đó, sẽ chờ đợi các dự báo mùa xuân sẽ đến vào tháng 4. Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến tổ chức cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo vào ngày 12/3 và đang phải đối mặt với các lời kêu gọi cắt giảm lãi suất và đẩy mạnh mua trái phiếu. Trong khi rõ ràng Covid-19 sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế khu vực đồng euro, thì quá sớm để nói điều này nghiêm trọng như thế nào. Nếu không có ước tính từ các chuyên gia y tế về việc virus có thể được ngăn chặn nhanh như thế nào, thì rất khó để đưa ra quyết định về bất kỳ thay đổi nào đối với chính sách tiền tệ.

Việc các nhà sản xuất Trung Quốc và các công ty Đức sản xuất tại Trung Quốc gặp khó khăn trong việc tiếp tục sản xuất trở lại, rất khó để tăng sản lượng lên mức đầy đủ khi chỉ có 50 đến 80% công nhân có mặt và ở những nơi có thể mọi người đang cố gắng làm việc tại nhà và để tránh giao thông công cộng. Giao thông vận tải cảng và container đã giảm mạnh, tất cả các công ty đang tìm kiếm giải pháp thay thế trong việc tìm nguồn cung ứng cho nhà cung cấp, nhưng điều đó sẽ khó khăn và không rõ sẽ mất bao lâu.

Việt Dũng

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/doanh-nghiep-chau-au-doi-mat-voi-ton-that-cua-chuoi-cung-ung-do-covid-19-133226.html