Doanh nghiệp Fintech 'lọ mọ' tìm lối đi

Các doanh nghiệp Fintech như Fiin đang phải tự tìm lối đi, vừa làm vừa sợ mình vi phạm pháp luật

Do chưa có bất cứ văn bản nào quy định về quy chế quản lý, chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng khiến các doanh nghiệp như Fintech như Fiin phải tự tìm lối đi, vừa làm vừa sợ mình vi phạm pháp luật.

Các startup Fintech xuất hiện từ khoảng năm 2015 và nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng trong lĩnh vực tài chính, tập đoàn, ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước.

Các startup Fintech xuất hiện từ khoảng năm 2015 và nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng trong lĩnh vực tài chính, tập đoàn, ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước.

Hiện Fiin Credit là dịch vụ được phát triển dựa trên nghiên cứu về thói quen tiêu dùng, hành vi mua sắm và thực trạng của người Việt trong lĩnh vực tài chính cá nhân và thanh toán không tiền mặt. Chỉ với điện thoại di động, người dùng sẽ được Fiin “ứng” trước tiền để thanh toán cho các hoạt động mua sắm tiêu dùng hàng ngày một cách nhanh chóng, thuận tiện ngay cả khi người dùng không có tiền trong tài khoản.

Tuy nhiên, khi hành lang pháp lý chưa được hoàn thiện đầy đủ, rõ ràng, doanh nghiệp hoạt động cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, bản thân doanh nghiệp phải cố gắng luôn luôn làm đúng, không vi phạm pháp luật, qua đó phải chủ động tìm hiểu bằng cách tham vấn các công ty luật.

Fiin đã phải tham khảo 3 văn phòng luật để đưa ra các tham vấn, qua đó, chúng tôi mới ngồi đánh giá chéo lại xem làm thế nào với các tham vấn này để đưa dịch vụ ra như thế nào hợp pháp, luật pháp không cấm.

Thứ hai, thiếu quy định pháp lý dẫn đến doanh nghiệp gặp rủi ro trong triển khai mô hình kinh doanh, các dịch vụ mới, cản trở việc kêu gọi đầu tư. Chúng tôi có thể bị hồi tố vì doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ mà pháp luật chưa quy định rõ ràng. Bởi tại thời điểm triển khai dịch vụ là không vi phạm pháp luật, nhưng có thể vào một thời điểm nào đó quy định được ban hành sau này lại coi dịch vụ tôi đang làm là không phù hợp.

Không chỉ vậy, chưa có pháp lý dẫn đến các nhà đầu tư, quỹ đầu tư hạn chế, chưa dám đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Thứ ba, đối với người tiêu dùng, khi họ thấy quy định pháp lý chưa rõ ràng thì họ cũng cảm thấy mù mờ, không biết dịch vụ, mô hình này giao dịch có an toàn, có tin tưởng được không. Như vậy cả doanh nghiệp lẫn người dùng đều mù mờ không biết dịch vụ này đúng hay sai, có an toàn hay không?

Hiện tất cả các văn bản pháp lý của Việt Nam hiện chưa có văn bản nào quy định về mô hình kinh doanh cho vay P2P online dẫn đến khi làm doanh nghiệp phải phối hợp làm truyền thông với các cơ quan quản lý nhà nước, với người dân rằng doanh nghiệp hoạt động mô hình như thế nào? Có vi phạm pháp luật hay không?

Chúng tôi mong rằng các cơ quan quản lý nhà nước sẽ sớm ban hành ra các khuôn khổ pháp lý thí điểm như sandbox trong Fintech để chúng tôi có cơ sở tin tưởng, dựa theo đó để hoạt động và chúng tôi xây dung mô hình dịch vụ của mình để đảm bảo niềm tin cho người dùng và đảm bảo sự phát triển cho công ty.

Trần Việt Vĩnh - Founder kiêm CEO của CTCP Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin

Nguồn DĐDN: https://enternews.vn/doanh-nghiep-fintech-lo-mo-tim-loi-di-156514.html