Doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng vào cuộc đàm phán thương mại với Mỹ

Một nửa số công ty Nhật Bản mong đợi các cuộc đàm phán thương mại mới với Washington để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ, mặc dù Tổng thống Donald Trump đang tăng cường thu hẹp khoảng cách thương mại giữa hai nền kinh tế lớn.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán, mà Nhật Bản và Mỹ đã đồng ý vào tháng 9, có thể sẽ dẫn đến mức thuế cao hơn của Mỹ và các hạn chế khác đối với xuất khẩu của Nhật Bản. Kể từ khi nhậm chức cách đây gần hai năm, ông Trump đã nhiều lần lên tiếng với các đối tác thương mại Nhật Bản và Trung Quốc để điều chỉnh thặng dư thương mại lớn với đất nước này.

Sau cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ trong tuần 6/11 này, ông Trump cho biết thương mại là một lĩnh vực mà ông hy vọng sẽ làm việc với Đảng Dân chủ, người đã giành quyền kiểm soát Hạ viện. Ngày 7/11, ông Trump cũng chỉ trích Nhật Bản vì không đối xử công bằng với Mỹ về thương mại. Vì Nhật Bản đã xuất khẩu hàng triệu xe ô tô với mức thuế rất thấp mà họ lại không nhập khẩu xe hơi từ Mỹ. Trong khi đó, Đại diện thương mại Robert Lighthizer đã kêu gọi mở cửa thị trường nhiều hơn đối với thịt bò và gạo của Mỹ và nhắm vào những gì ông gọi là rào cản phi thuế quan đối với thị trường xe hơi Nhật Bản.

Bất chấp sự thù địch về thương mại, các công ty Nhật Bản dường như tự tin rằng Tokyo sẽ chống lại áp lực của Mỹ, cuộc khảo sát từ 24/10 đến 5/11 cho thấy điều đó. Nhật Bản phải kiên quyết chống lại các yêu cầu không công bằng từ Mỹ, và hy vọng các cuộc đàm phán thương mại sẽ phục vụ lợi ích tốt nhất của Nhật Bản. Khi được hỏi về kết quả kỳ vọng từ các cuộc đàm phán thươgn mại, có 50% doanh nghiệp chọn “thúc đẩy xuất khẩu”. Chỉ 19% doanh nghiệp tin rằng Nhật Bản sẽ mở cửa thị trường nông sản trong nước, nơi mà các sản phẩm như gạo và thịt bò được bảo vệ bởi thuế quan cao, hoặc loại bỏ các rào cản cho thị trường xe hơi, cuộc khảo sát cho thấy.

Các nhà chức trách Nhật Bản cho rằng thị trường xe hơi của nước này không phải đối mặt với rào cản và các công ty Mỹ đã hoạt động kém hiệu quả ở Nhật Bản vì họ chưa đầu tư vào thị trường. Khi được hỏi về mối lo ngại lớn nhất đối với các cuộc đàm phán, 53% doanh nghiệp nói rằng họ lo ngại Mỹ sẽ áp đặt hạn chế nhập khẩu hoặc thuế quan cao hơn đối với các sản phẩm của Nhật Bản. 22% doanh nghiệp cho biết họ lo lắng về việc chấp nhận các điều khoản tiền tệ trong bất kỳ hiệp ước thương mại nào và cách thức đó có thể tác động đến chính sách tiền tệ. Những mối lo ngại rằng Washington có thể liên kết thương mại với chính sách ngoại hối và nới lỏng tiền tệ và cáo buộc Nhật Bản giữ đồng yên yếu kém một cách giả tạo.

Vào tháng 1/2017, Tổng thống Trump cho rằng Nhật Bản đã sử dụng "cung tiền" để làm suy yếu đồng yên và mang lại cho các nhà xuất khẩu một lợi thế thương mại không công bằng. Những lời chỉ trích như vậy có thể tạo ra vấn đề ngoại giao tiền tệ cho Tokyo nếu nó phản ứng với sự tăng đột biến của đồng yên với sự mất giá.

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Nikkei Research thông qua thăm dò 482 công ty phi tài chính lớn và vừa, khoảng 240 trong số đó trả lời các câu hỏi về thương mại. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng khá bi quan về triển vọng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, mà họ lo ngại sẽ gián tiếp làm tổn hại đến xuất khẩu phụ thuộc vào Nhật Bản, cuộc khảo sát cho thấy.

Vai trò của Nhật Bản trong chuỗi cung ứng toàn cầu làm cho nó dễ bị tổn thương do sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Các nhà sản xuất Trung Quốc sử dụng các bộ phận và thiết bị từ Nhật Bản, và các công ty Nhật Bản cũng có các nhà máy ở Trung Quốc để xuất khẩu sang Mỹ./.

Việt Dũng

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/doanh-nghiep-nhat-ban-ky-vong-vao-cuoc-dam-phan-thuong-mai-voi-my-111492.html