Doanh nghiệp tìm hướng phát triển trong thời điểm khó khăn

Dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đứng trước khó khăn do nguy cơ thiếu nguyên liệu và thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số doanh nghiệp trong tỉnh đã nhìn thấy cơ hội và hướng đi để tái cơ cấu lại doanh nghiệp, phát triển phù hợp với thị trường nội địa.

Hoàn thiện sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất giầy Chung Jye Ninh Bình - Việt Nam (Cụm công nghiệp Khánh Nhạc - Yên Khánh). Ảnh: AT

Năm 2019, doanh thu của Công ty cổ phần Nhựa y tế Việt Namđạt 201 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu đạt 13 tỷ đồng, tiêu thụ trong nước đạt 188tỷ đồng. Bước sang năm 2020, mặc dù ngay từ đầu năm dịch Covid-19 đã làm ảnhhưởng đến thị trường trong và ngoài nước nhưng đến thời điểm hiện tại lãnh đạoCông ty cho rằng, Công ty cổ phần Nhựa y tế Việt Nam chưa bị ảnh hưởng đến quátrình sản xuất, kinh doanh. Tính riêng 2 tháng đầu năm nay, doanh thu của Côngty đã đạt trên 30 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu đạt trên 3 tỷ đồng, doanh thutrong nước đạt trên 27 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Hảo, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhựa y tếViệt Nam cho biết: Chủ trương của Công ty là sản xuất những mặt hàng trong nướcđang phải nhập khẩu và tăng doanh thu xuất khẩu. Hiện nay, Trung Quốc đang bịảnh hưởng của dịch Covid -19 và chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đã làmcho các doanh nghiệp của Trung Quốc nói chung, các doanh nghiệp trong lĩnh vựcthiết bị y tế nói riêng thiếu hụt lao động nên tình hình xuất khẩu của TrungQuốc bị ảnh hưởng nặng nề. Một số khách hàng từ Mỹ, Nhật Bản... đã tìm hiểu muahàng của Công ty. Với đà sản xuất, kinh doanh như hiện nay, Công ty dự kiếndoanh thu năm 2020 sẽ tăng khoảng 45% so với năm 2019, tương ứng khoảng 300 tỷđồng.

Đối với nguyên liệu để phục vụ sản xuất, hiện tại các bao bìcatton dùng để sản xuất sản phẩm của Công ty đều nhập từ các doanh nghiệp trongnước. Nguyên liệu hạt nhựa mặc dù Công ty đang nhập khẩu của Trung Quốc, HànQuốc, ả rập Xê út và mũi kim tiêm nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng các nhà máycung ứng nguyên liệu đang hoạt động bình thường. Ước tính nhựa tồn kho của Côngty còn đáp ứng sản xuất đến hết tháng 5 năm 2020, một số nguyên liệu nhựa đápứng đến tháng 6 năm 2020. Như vậy trước mắt, Công ty không lo lắng về nguyênvật liệu để sản xuất cũng như thị trường đầu ra.

Về kế hoạch dài hơi, Tổng Giám đốc Công ty cũng cho rằng:Với tình hình hiện nay, xu hướng nhiều đối tác lớn ở nước ngoài như Mỹ, NhậtBản... đang tìm kiếm nguồn hàng tại Việt Nam, Công ty cổ phần Nhựa y tế ViệtNam đã xây dựng kế hoạch để nhập khẩu máy móc, dây chuyền sản xuất, mở rộng nhàxưởng. Đồng thời liên kết sản xuất các mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu của thịtrường trong và ngoài nước.

Mặc dù cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh Covid-19nhưng ông Vũ Văn Nga, Tổng Giám đốc Tổng công ty Giống cây trồng và con nuôiNinh Bình chia sẻ: Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhìnnhận lại mình và tái cơ cấu để phát triển. Đối với Tổng Công ty Giống cây trồngvà con nuôi Ninh Bình, mục tiêu trong những năm tới là đầu tư sản xuất khép kíntheo chuỗi giá trị sản phẩm. Công ty đã bắt đầu triển khai xây dựng Nhà máy chếbiến bảo quản nông sản với công suất 30.000 tấn/năm...

Với kế hoạch này, nhucầu về tích tụ ruộng đất để đầu tư sản xuất hàng hóa khối lượng lớn theo côngnghệ cao của Tổng Công ty cần hàng nghìn ha ruộng với quy mô mỗi cánh đồng từ30 ha trở lên để tổ chức cơ giới hóa sản xuất mới đáp ứng đủ công suất 50.000tấn gạo, 30.000 tấn rau, củ, quả cho các nhà máy chế biến gạo và bảo quản nôngsản hoạt động.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, đồng chí Hoàng Trung Kiên,Giám đốc Sở Công thương đánh giá: Các doanh nghiệp trong tỉnh đang gặp rấtnhiều khó khăn, nhưng đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp cơ cấu lại quy mô,tổ chức để hoạt động hiệu quả hơn. Sẽ có nhiều doanh nghiệp tìm thấy hướng đimới, phù hợp hơn, tuy nhiên cũng rất cần có sự định hướng cũng như trợ giúp từphía Nhà nước. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh, bên cạnh các chính sáchcủa Chính phủ, Sở Công thương cũng đang đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp thôngqua các chương trình xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, chương trìnhkhuyến công...

Đặc biệt, năm 2020, tỉnh đã hỗ trợ 5 doanh nghiệp xây dựng websitethương mại điện tử bán hàng với 2 ngônngữ là Tiếng Việt và Tiếng Anh. Thông qua việc hỗ trợ này nhằm giúp các doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh tạo dựng kênh thông tin trực tuyến quảng bá thươnghiệu, sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Cùng với các ngành, các cấp trong tỉnh, các doanh nghiệpcũng đang chủ động tái cơ cấu doanh nghiệp, bổ sung các điều kiện về cơ sở vậtchất và tìm kiếm cơ hội trong nước. Ông Hoàng Văn Sựng, Giám đốc Doanh nghiệptư nhân Hoàng Sơn cho biết: Trong thời điểm hiện nay, khi cả nước đang phảichịu ảnh hưởng của dịch bệnh thì doanh nghiệp khó tránh khỏi những khó khăn.

Tuy nhiên, đây chỉ là những khó khăn tạm thời, chính vì thế thời gian này doanhnghiệp Hoàng Sơn đang tận dụng để tuyển những lao động có trình độ cao, bổsung, sửa chữa cơ sở vật chất, đồng thời hoạch định lại chiến lược kinh doanhđể phù hợp hơn với các điều kiện của thị trường. Chúng tôi tin rằng, sau khidịch bệnh kết thúc, việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bước sang giai đoạn pháttriển mạnh mẽ hơn.

Nguyễn Thơm- Nguyễn Lựu

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/doanh-nghiep-tim-huong-phat-trien-trong-thoi-diem-kho-khan-20200325090031325p2c20.htm