Doanh nghiệp vẫn khó về thị trường tiêu thụ

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, kinh tế Việt Nam vẫn đang duy trì xu hướng phục hồi tích cực so với nhiều nền kinh tế lớn khác trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều điểm nghẽn.

Các con số về tăng trưởng GDP, về phát triển doanh nghiệp đều ở mức thấp trong lịch sử. Tháo gỡ những điểm nghẽn này là cần thiết để kinh tế Việt Nam đứng vững trước các bất ổn địa chính trị quốc tế và tạo đà cho sự phát triển trong năm 2024.

Sau thời gian giảm sâu, ba động lực tăng trưởng của nền kinh tế là Đầu tư, Tiêu dùng và Xuất khẩu có xu hướng phục hồi từ tháng 10, tiếp tục tăng ở tháng 11. Tuy nhiên dù có mức tăng quý sau cao hơn quý trước nhưng con số ghi nhận vẫn còn khiêm tốn.

Khu vực doanh nghiệp thể hiện sự sàng lọc của thị trường diễn ra mạnh mẽ. 11 tháng năm 2023, gần 159 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20% so với cùng kỳ. Trong khi đó, số số doanh nghiệp thành lập mới chỉ tăng 3,5%. Doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra và vốn sản xuất.

Doanh nghiệp vẫn khó về thị trường tiêu thụ

Doanh nghiệp đang cần nhiều hơn những biện pháp hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, tuy nhiên bản thân doanh nghiệp cũng cần bám sát, nắm bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, sớm phá bỏ rào cản về kỹ thuật, tận dụng thời điểm cuối năm, sức mua có xu hướng tăng mạnh:

Những điểm tích cực trong bức tranh kinh tế chung khiến nhiều chuyên gia cho rằng thời điểm khó khăn nhất của kinh tế đã qua, nhất là khi bước vào năm 2024, các chính sách hỗ trợ đạt đủ thời gian để thẩm thấu cũng như đã và đang có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ được kéo dài.

Tuy nhiên, doanh nghiệp - bộ phận chính của kinh tế vẫn cần được quan tâm hơn nữa với những hỗ trợ ngoại lực và nỗ lực tự thân, qua đó mới có thể phát triển bền vững.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/doanh-nghiep-van-kho-ve-thi-truong-tieu-thu-206707.htm