Độc đáo 6 món ăn trong dịp Tết truyền thống ở Sapa

Mỗi dân tộc Việt Nam lại có những món ăn khác nhau, mang đặc trưng riêng của từng vùng, miền và của riêng từng dân tộc. Với người dân tộc ở Sapa thì Tết cũng phải đầy đủ các món ăn đặc sắc.

Thịt trâu gác bếp: Món thịt trâu gác bếp có nguồn gốc từ xa xưa của người Thái đen, và thịt trâu là một món ăn được người dân tộc vùng cao vô cùng ưa thích và có thể sử dụng vào bất kì thời điểm nào trong năm.

Thịt trâu gác bếp: Món thịt trâu gác bếp có nguồn gốc từ xa xưa của người Thái đen, và thịt trâu là một món ăn được người dân tộc vùng cao vô cùng ưa thích và có thể sử dụng vào bất kì thời điểm nào trong năm.

Tuy nhiên vào dịp Tết thì người dân miền núi thường có phong tục giết nguyên một con trâu, bò hay lợn chế biến thành nhiều món khác nhau để ăn mừng năm mới và trong đó thì thịt trâu gác bếp có cách làm đơn giản nhất.

Cơm lam: Du lịch Sapa dịp Tết hay dịp đầu năm mới thì du khách có thể dễ dàng thưởng thức rất nhiều món đặc sản, nổi bật trong số đó là món cơm lam.

Cơm lam là một món đặc sản dân dã mà người dân Sapa thường dùng để đón tiếp khách quý hay sử dụng trong các ngày lễ hội của bản làng, đặc biệt là trong dịp Tết truyền thống của dân tộc.

Bánh sừng trâu: Đây là một loại bánh đặc trưng của người dân tộc Cơ Tu, một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết ở vùng cao Sapa. Ngoài tên gọi là bánh sừng trâu thì người dân Sapa còn gọi với tên khác là bánh cuốc.

Tương tự như bánh tẻ của người miền xuôi nhưng bánh sừng trâu lại không có nhân đậu xanh và được gói bằng lá đót. Bánh có nhiều mùi vị khác nhau như: mặn, nhạt, ngọt tùy vào khẩu vị của từng gia đình.

Xôi ngũ sắc là một món ăn truyền thống của dân tộc Tày vào các ngày lễ tết, ngày mùng 5/5 và khi nhà có khách quý. Và để có một nồi xôi thơm ngon thì xôi phải được nấu bằng nếp Tú Lệ nổi tiếng và tuân thủ một quy trinh từ khâu chọn lá rừng hay các loại thực vật để nhuộm màu hạt nếp cho đến công đoạn đồ xôi.

Và xôi ngũ sắc được xem là một trong những món ăn hấp dẫn với hương vị của lá cây rừng, của mùi thơm từ thiên nhiên khiến du khách thưởng thức một lần và nhớ mãi.

Bánh chưng đen của người Tày là một trong những đặc sản du lịch Sapa chỉ được gói vào dịp Tết và món bánh này được ví như là món ăn “tụ hội tinh túy của đất trời Tây Bắc”. Bánh chưng đen sở hữu nét độc đáo từ màu sắc cho đến hương vị.

Để có được những chiếc bánh thơm ngon vào đúng dịp Tết, thì người gói bánh phải chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cách nhiều tháng trước. Người ta phải chọn loại nếp ngon nhất với hạt trắng, tròn, đồng thời, lá dong rừng, nếp nương, thịt mỡ, đậu xanh, tiêu và quả thảo cũng được chọn lọc khá kỹ lưỡng để có thể làm nên vị ngon hoàn hảo cho chiếc bánh chưng đen trong mâm cỗ ngày Tết.

Xúc xích, lạp xưởng hun khói: Nguồn nguyên liệu từ thịt lợn tươi ngon khiến mỗi gia đình người dân ở Sa Pa sáng tạo thêm các món lai rai hợp nhắm rượu. Xúc xích thịt lợn các gia đình sẽ tự làm và hong khói trong bếp, tương tự với lạp xưởng

Mỗi dịp xuân về, hai đặc sản này tại vùng cao là thức quà biếu phổ biến mỗi gia đình vẫn dành tặng nhau ăn ngày Tết. Thịt lợn nửa nạc nửa mỡ sau khi thái miếng nhỏ sẽ được ướp rượu, nước gừng và một số gia vị đặc trưng. Ảnh: Internet.

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Thảo Nguyên (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/doc-dao-6-mon-an-trong-dip-tet-truyen-thong-o-sapa-1331371.html