Độc đáo bảo tàng người Thái ở miền Trà Lân

Bảo tàng ở miền Trà Lân này có hơn 1000 hiện vật được ông Vi Văn Phúc (SN 1946) ở huyện miền núi Con Cuông, Nghệ An sưu tầm suốt 30 năm qua nhằm bảo tồn văn hóa của người Thái và phục vụ tham quan nghiên cứu miễn phí.

Năm 1992, ông Vi Văn Phúc được cử làm cán bộ huyện. Từ đó, ông rời ngôi nhà sàn của gia đình ở xã Môn Sơn (Con Cuông, Nghệ An) ra huyện công tác. Sau đó, ông được điều xuống tỉnh làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An. Đến khi nghỉ hưu, ông rời thành phố Vinh về quê nhà mở bảo tàng người Thái.

Bảo tàng tư nhân của ông Phúc có hơn 1.000 hiện vật.

Khi còn đi làm, mỗi lần về quê, ông rất buồn khi nhận thấy nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của người Thái đang ngày càng mai một. Nhiều người thậm chí còn không biết nói tiếng Thái.

Ở tầng 1 căn nhà là chiếc khung cửi và chiếc quay tơ gần 100 năm mà mẹ ông Phúc từng sử dụng. Cạnh đó là chiếc luống giã gạo mộc mạc.

Những vật dụng từng gắn liền với đời sống đồng bào dần dần bị vứt bỏ để thay thế bằng vật dụng hiện đại. Trước thực trạng đó, ông Phúc quyết định sưu tầm hiện vật, cổ vật của đồng bào mình để lưu giữ vì sợ có ngày nó biến mất.

Căn nhà sàn chật kín hiện vật từ tầng trệt cho đến tầng 2. Đã có hơn 1.000 hiện vật được ông Phúc sưu tầm và trưng bày trong ngôi nhà này.

Vải lụa, bàn ủi, con gà trưng bày tại bảo tàng. Những vật dụng này đến nay nhiều người Thái ở các huyện vùng cao Nghệ An vẫn sử dụng.

Hiện vật ở bảo tàng này đủ mọi chủng loại, từ dụng cụ sản xuất, săn bắt, hái lượm, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày cho đến những nhạc cụ truyền thống, đồ thờ cúng, ma chay, cồng chiêng…

Trong bộ sưu tập công phu này còn có những cuốn văn tự được viết bằng chữ Thái cổ từ hàng trăm năm trước.

Dự báo thời tiết hôm nay 27/11: Bắc bộ nhiệt độ giảm sâu vào cuối tháng, Nam bộ sáng lạnh, trưa nóng

V. Đồng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/doc-dao-bao-tang-nguoi-thai-o-mien-tra-lan-169231127093745601.htm