Độc lạ loài cây hễ nghe nhạc là 'nhảy múa', ở Việt Nam có đầy

Một loại cây có khả năng chuyển động như đang 'khiêu vũ' dù không có gió. Loại cây 'độc lạ' này mọc nhiều ở Việt Nam nhưng ít ai biết rằng nó tốt cho sức khỏe.

Thế giới có một loại cây rất kỳ lạ khi biết nhảy múa có ở Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan....

Ở nước ta, loại cây này được gọi là thóc lép lá quay, đậu lá quay. Loại cây này mọc hoang dại ở các vùng đồi núi thuộc hầu hết các tỉnh miền núi của nước ta, ven đường, trên các bãi cỏ.

Ảnh minh họa

Thông thường cây này cao từ 1 đến 1,5m. Cành con có hình dáng mỏng, vươn dài, phần trước có lông và phần sau nhãn. Thoạt nhìn lại cây độc lạ này có lá hình trái xoan, ở gốc có hình tim hoặc hơi tròn. Phần chóp mỏng, có lông mịn ở mặt trên chóp, phía dưới chóp có nhiều lông mọc rạp xuống, chóp có hình tù và nhọn. Trong khi đó, cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ xếp thành từng đôi một. Cụm hoa này thường mọc ở nách hay ngọn, có lông và thưa dài khoảng 12 đến 13 cm. Cây thóc lép thường ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 trong năm.

Về phần quả hơi hình cung, cong, có lông nhưng không cuống. Quả được chia thành 7-8 đốt, mỗi đốt chỉ chứa 1 hạt, phần đốt có một cạnh khum tròn và một cạnh thẳng. Quả thường có từ tháng 10 đến tháng 11.

Điều đáng ngạc nhiên khi có âm thanh, những chiếc lá của cây chuyển động như đang "khiêu vũ" dù không có gió. Kể cả khi không có âm thanh, chúng vẫn có thể chuyển động nếu nhiệt độ trên 20 độ C.

Cây khiêu vũ, có khả năng di chuyển nhằm tối đa hóa ánh sáng mặt trời thu được. Không chỉ vậy loài cây kỳ lạ này có thể bắt chước điệu bộ của bướm để ngăn chặn việc bướm đẻ trứng trên lá cây.

Bề ngoài độc đáo là vậy nhưng cây thóc lép còn tốt cho sức khỏe. Theo Doanh Nghiệp Việt Nam, cây thóc lép được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị nhiều bệnh khác nhau như sốt, đau bụng, đau mắt, đau cổ, mất ngủ, đau khớp, viêm da, mẩn ngứa, và các bệnh phụ khoa. Bên cạnh đó, các chất trong cây thóc lép còn có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.

Không chỉ riêng ở nước ta, tại Trung Quốc, thân lá thóc lép được dùng phổ biến để trị tổn thương sau khi bị ngã. Bên cạnh đó, nó được dùng để ngăn tử cung bị tụt xuống... Phần hạt có thể trị bệnh đau lưng. Ngoài ra, thóc lép lùng để trị ngứa sần và viêm da thần kinh cũng rất hiệu quả.

Mặc dù cây thóc lép tốt cho sức khỏe tuy nhiên, trước khi sử dụng cây thóc lép với mục đích điều trị, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách dùng và liều lượng, tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Chia sẻ với Người Lao Động Lương y Thích Tuệ Tâm cho hay, cây thóc lép có vị chát và tính bình. Cây thóc lép có thể chữa rất nhiều bệnh như rong kinh ở phụ nữ, phù nề, tích nước bên trong cơ thể, chữ khô cổ và giải nhiệt, cảm sốt, cảm cúm....

Ngoài ra, cây thóc kép còn có tác dụng tăng cường trí nhớ và bảo vệ tim mạch.

Rễ cây thóc lép dùng chủ yếu trong việc giúp giảm đau xương khớp. Rễ sắc ống còn điều trị sỏi thận và mật. Ngoài ra, khi bị rắn cắn, ta có thể giã cây thóc lép làm nước để uống hoặc đắp vào vết thương.

Gợi ý một số bài thuốc hay từ cây thóc lép:

- Giảm sốt, cảm cúm: Thóc lép, cúc tần, chùa dù, rau tinh tú, mỗi vị 30g sắc uống và nấu xông cho ra mồ hôi.

- Trị vết lở loét: Cho vào 30g rễ thóc lép và 200ml nước. Đun sôi trong vòng 15 phút. Dùng nước đó để rửa vết loét hoặc vết thương.

- Giảm phù nề: Cho vào 10g rễ thóc lép, 10g lá cối xay, 5g râu ngô, đun sôi và uống hằng ngày.

- Tăng cường trí nhớ và bảo vệ tim: Hãm 20g toàn thân cây thóc lép để uống hàng ngày.

- Hạn chế đau nhức xương khớp: Ngâm rễ thóc lép làm rượu uống. Ngoài ra, có thể cho 15g rễ cây khô vào 600ml nước, đun sôi, dùng uống hàng ngày.

- Giảm rong kinh: Rễ thóc lép, bẹ móc, mỗi vị 30g sắc uống hàng ngày.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/doc-la-loai-cay-he-nghe-nhac-la-nhay-mua-o-viet-nam-co-day-a656264.html