Đối phó nếu F0, nhiều người bỏ qua điều quan trọng này, chuyên gia khuyến cáo tham khảo ngay!

Covid-19 cũng như mọi bệnh khác, ngoài can thiệp từ bác sĩ và các thiết bị, ý chí của bệnh nhân luôn quan trọng. Nếu người bệnh chịu khó vận động, tập thể dục nhẹ nhàng thì sẽ mau khỏi bệnh hơn.

Theo các chuyên gia y tế, trong giai đoạn hiện nay, việc người dân tự cách ly và điều trị Covid-19 tại nhà không còn là vấn đề xa lạ. Nhiều người đã chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, vật tư để sẵn sàng đối phó với nếu bị F0. Tuy nhiên nhiều người lại không quan tâm nhiều đến việc tập thở. Theo các bác sĩ, tập cách nằm và tập thở khi nhiễm bệnh đã cứu được nhiều F0.

Ảnh minh họa

Theo các bác sĩ, Covid-19 cũng như mọi bệnh khác, ngoài các can thiệp từ bác sĩ và các thiết bị, ý chí của bệnh nhân luôn quan trọng. Các bệnh nhân Covid-19 nhẹ hoặc đang trong giai đoạn hồi phục nếu chịu khó vận động, tập thể dục nhẹ nhàng thì sẽ mau khỏi bệnh hơn.

Theo chia sẻ của Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM), có thể hiểu một cách dân dã: bình thường bạn hiếm khi sử dụng hết lá phổi của mình. Khi nằm, ngồi đúng tư thế, bạn sẽ huy động được toàn bộ lá phổi, do đó việc hô hấp được dễ dàng hơn, giúp cải thiện được chỉ số SPO2 (nồng độ ôxy trong máu ngoại vi).

Khi cảm thấy khó thở thì nên thử tập thở trước rồi mới thử đến thế nằm: đơn giản là ngồi thẳng, hít vào bằng mũi thật sâu, tập trung hơi ở bụng, sau đó thở ra từ từ bằng miệng. Không chỉ cải thiện chức năng hô hấp mà cách thở này còn giúp giảm lo âu, giúp bạn bình tĩnh lại và nhờ đó phân loại được luôn các tình huống "báo động giả".

HƯỚNG DẪN CÁCH TẬP THỞ VÀ VẬN ĐỘNG TẠI NHÀ- Kênh thông tin Bộ Y tế

Một vài lưu ý đối với các bài tập thở cơ bản

- Không cố gắng quá sức khi thực hiện mỗi động tác hít vào, nín thở, thở ra. Thời gian thở ra thường gấp đôi thời gian hít vào.

- Luyện tập ít nhất 3 lần/ngày, mỗi lần tập từ 5-10 phút và tăng dần thời gian theo số ngày luyện tập.

- Ghi nhớ thời gian cho từng thì hô hấp. Mỗi ngày hãy thử tăng thời gian cho mỗi thì hít vào, nín thở, thở ra để luyện tập các cơ hô hấp và tăng khả năng dãn nở của phổi.

- Đối với trẻ nhỏ có thể cho bé tập thổi bong bóng hoặc chơi trò "thổi tắt nến".

- Tập trung suy nghĩ để kiểm soát động tác và cảm nhận theo hơi thở, giúp tăng hiệu quả hô hấp và thư giãn tâm trí sau thời gian làm việc căng thẳng.

- Kiểu thở nâng cao có bốn thì: Hít vào - nín thở 1 - thở ra - nín thở 2 (từ 1 đến 2 giây) và thay thế thì nín thở 1 bằng cách duy trì động tác hít vào liên tục đến khi cần thở ra. Kiều thở này chỉ áp dụng khi đã thành thạo kiểu thở cơ bản và có thời gian luyện tập sau hơn 30 ngày.

Đối tượng nhiễm COVID-19 được cách ly tại nhà

Là người nhiễm COVID-19 (được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như: Sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

Người nhiễm không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở 20 lần/phút, SpO2>97% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Trẻ em trên 3 tháng tuổi, người lớn dưới 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, không mang thai.

Tình hình sức khỏe nghệ sĩ Mạc Can

M.H (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/doi-pho-neu-f0-nhieu-nguoi-bo-qua-dieu-quan-trong-nay-chuyen-gia-khuyen-cao-tham-khao-ngay-172220224111934777.htm