Đòn bẩy rồng lửa S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang khác biệt quá lớn với Mỹ

Tính cách mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đang tạo nhiều rạn nứt cho quan hệ giữa Washington và Ankara.

Thổ Nhĩ Kỳ đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng

"Tổng thống Erdogan đang nắm hoàn toàn quyền lực kiểm soát Thổ Nhĩ Kỳ cùng với những chiến lược tại Syria đang định hình cho ảnh hưởng nhất định của Ankara tại Syria", ông Henri J. Barkey, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Lehigh và là một nhà nghiên cứu về Trung Đông tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ) cho biết.

Tổng thống Erdogan. Ảnh: National interest

Điều này đặt ra một chủ đề cho hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ) gần đây về quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tại trung tâm lợi ích quốc gia.

Nhà nghiên cứu Barkey đã từng có ít nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về chính quyền Tổng thống Erdogan.

Theo ông Barkey, Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với thách thức quan trọng và lớn nhất là vấn đề kinh tế. Ankara đang phải trải qua sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng với tỷ lệ lạm phát khoảng 25%. Ngay cả các nhà dự báo lạc quan nhất về kinh tế cũng phải đưa ra phỏng đoán sự sụt giảm GDP lên tới 3% vào năm 2019. Chuyên gia Barkey cho rằng, ông Erdogan không thể đủ năng lực để lấp đầy các khoảng trống gây nên khủng hoảng kinh tế ở bối cảnh hiện tại.

Nhà nghiên cứu Steven Cook cũng lưu ý rằng, Tổng thống Erdogan đang đóng vai trò quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Erdogan đã từng trích dẫn rằng, thế giới sẽ lớn mạnh hơn 5 (ý chỉ 5 thành viên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc). Xét ở vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, Tổng thống Erdogan đang tìm cách xác định vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ giống như một người chơi chính trong khu vực. Tuy nhiên, gần đây, các kết quả có phần bị trộn lẫn.

Thách thức lớn bao gồm chiến thắng sắp xảy ra của chính quyền Tổng thống Assad tại Syria. Các tác động của Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc giảm đi hoặc dừng lại các mối quan hệ của Mỹ với liên minh châu Âu phần nào ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Cook cho rằng, cách tiếp cận đa hướng của Tổng thống Erdogan đối với các chính sách ngoại giao đã mang lại một số lợi ích, chứ không phải chỉ đơn thuần là mối quan hệ công việc Nga.

Sợi giây liên kết với Nga?

Chính điều này khiến Ankara và Moscow chưa bao giờ thích trong suốt Chiến tranh Lạnh.

Thêm vào đó, châu Âu tỏ ra rất thận trọng trong việc gây áp lực quá mức cho Ankara trong bối cảnh lo ngại về khủng hoảng kinh tế trong bối cảnh các ngân hàng châu Âu nắm giữ lớn khoản nợ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều xuất phát từ các lợi ích và giá trị khác nhau.

Chuyên gia Cook tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ cho biết.

Chuyên gia Cook bày tỏ hoài nghi về sự khéo léo của Washington nhằm cứu vãn quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Giới quan sát cho rằng, các lợi ích chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ vẫn còn là "lý thuyết" tại thời điểm này. Trong khi các mâu thuẫn cá nhân giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Erdogan đang làm cho quan hệ hai nước "không đi tới đâu". Theo chuyên gia Cook, mặc dù thù địch với chính quyền Tổng thống Assad, Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí chỉ có thể thất vọng bởi sự hậu thuẫn của Mỹ với lực lượng người Kurd tại Syria. Ankara luôn xem lực lượng người Kurd này giống như khủng bố và liên tục đối phó xua đuổi lực lượng này ra khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó giống như "một kẻ thù truyền kiếp".

Các cuộc đàm phán của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga về việc mua hệ thống tên lửa S-400 đã khiến cho các đồng minh NATO, trong đó có Mỹ chỉ trích. Washington bày tỏ thất vọng về vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc hỗ trợ Iran vượt qua các biện pháp trừng phạt.

Mặc dù quan hệ cải thiện với Nga và nhiều khác biệt lớn với Mỹ nhưng ông Barkey đã bày tỏ hoài nghi rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rời NATO. Tuy nhiên, nếu Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết mua hệ thống S-400 của Nga thì quan hệ giữa Ankara với NATO sẽ càng cách biệt.

Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã kết án mục sư Bruson 3 năm với cáo buộc liên quan đế khủng bố. Tuy nhiên, Ankara đã tuyên bố thả mục sư Mỹ ngày 13/10. Mục sư Brunson đã bị bắt giữ cách đây 2 năm. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc mục sư này có quan hệ với một nhóm mà chính quyền Ankara cho là khủng bố và nhóm này có dính líu đến vụ đảo chính bất thành năm 2016. Việc bắt giữ và xét xử mục sư Brunson đã gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là động thái cho thấy quan hệ cải thiện giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ sau các các căng thẳng về vấn đề Syria, Iran và Ankara.

Trong một bài viết trên Time, ông Henri J. Barkey, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Lehigh và là một nhà nghiên cứu về Trung Đông tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ), cho rằng việc ông Brunson được tự do không phải là chiến thắng của ông Trump. Theo Giáo sư Barkey, mục sư Brunson được thả không phải vì hệ thống tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng ông vô tội, mà vì nước này lo Tổng thống Trump có thể tăng cường trừng phạt gây hại đến đồng lira, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát vốn đã rất nghiêm trọng của mình.

CNN cũng đồng tình Thổ Nhĩ Kỳ đi bước đi này là nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ với Mỹ.

Theo National interest, chắc chắn rằng, các tính cách mạnh mẽ của cả Tổng thống Trump và Tổng thống Erdogan đã góp phần tạo nên mối quan hệ rạn nứt giữa hai nước. Cuối cùng, mối quan hệ căng thẳng song phương sẽ ngày càng khó khăn hơn. Theo chuyên gia Cook, sự rạn nứt giữa các đồng minh trung thành một lần nữa là do các vấn đề về cấu trúc vượt xa các yếu tố cá nhân.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/don-bay-rong-lua-s-400-cua-nga-tho-nhi-ky-dang-khac-biet-qua-lon-voi-my-20181025155459212.htm